Bài 7: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Khởi động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 32)

Hướng dẫn giải

Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (2)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 32)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Khu di tích Đền Hùng

- Vị trí Đền Hùng phân bố ở Tỉnh Phú Thọ.

- Tên và vị trí một số công trình kiến trúc chính trong khu di tích Đền Hùng: : Đền Hạ, chùa Thiên Quang, Đền Trung, Đền Thượng, Cột đá thề, Lăng Hùng Vương và Đền Giếng...

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 33)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tổ chức ở Đền Hùng và vào ngày mồng Mười tháng Ba âm lịch hằng năm.

- Nghi thức quan trọng nhất của phần lễ là lễ rước kiệu, lễ dâng hương. Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú: diễn xướng hát Xoan, múa rối nước, liên hoan văn nghệ, hội trại văn hóa, hội thi gói bánh, hội thi thể thao,..

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 34)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Yêu cầu số 1: một số truyền thuyết có liên quan đến thời Hùng Vương

+ Truyền thuyết Con rồng cháu Tiên;

+ Sự tích Bánh chưng, bánh giầy;

+ Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh;

+ Sự tích Quả dưa hấu;

+ Truyền thuyết Thánh Gióng;

+ Truyền thuyết Chủ Đồng Tử - Tiên Dung,…

- Yêu cầu số 2: Kể lại sự tích bánh chưng, bánh giầy

(*) Tham khảo:

- Hùng Vương đời thứ sáu có hai mươi người con trai ai cũng giỏi giang, tài giỏi. Khi vua về già không biết chọn ai nối ngôi bằng nghĩ ra cách dâng lễ vật trong lễ Tiên vương, lễ vật nào ý nghĩa và hợp ý vừa nhất sẽ được truyền ngôi.

- Lang Liêu là người con thứ mười tám của vua, trong khi các anh em lên rừng xuống biển tìm lễ vật thì Lang Liêu vẫn đang lo lắng chưa tìm ra lễ vật. Trong cơn mơ chàng được vị thần mách cho cách làm một loại bánh sử dụng nguyên liệu sẵn có. Hai chiếc bánh với hình vuông tượng trưng cho đất va hình tròn tượng trưng cho trời.

- Đến lễ Tiên vương, chàng dâng lên cho vua, vừa khen ngợi và rất hài lòng, vua Hùng quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 35)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Cách đây đã lâu, đời vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.

Khi nàng đến tuổi lấy chồng, Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Nghe được tin đó, ta liền chọn ngay một ngày đẹp để tới xin cầu hôn nàng. Cùng với ta, ngày hôm đó cũng có một người tên là Thuỷ Tinh đến từ rất sớm. Hắn có tài gọi gió gió đến, hô mưa mưa về. Nhưng ta tự tin cũng không hề thua kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:
- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho. Sính lễ gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật và nhanh chóng rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ, hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên biển nước.
Ta không hề nao núng, lấy hết sức mình để bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Cuối cùng, Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi, cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt như nhớ lại mối thù cũ. Tuy nhiên, nhờ có sự ủng hộ và góp sức của dân chúng mà năm nào ta cũng giành được chiến thắng lẫy lừng.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 35)

Hướng dẫn giải

Truyền thống "uống nước nhớ nguồn"

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)