Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 46)

Hướng dẫn giải

- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện qua các bức hình:

+ Hình 6.1: trách nhiệm nhân văn (khi doanh nghiệp tham gia đóng góp vào Quỹ “Vì người nghèo”.

+ Hình 6.2: trách nhiệm pháp lí (khi doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường).

- Việc doanh nghiệp thực hiện các trách nhiệm xã hội này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bản thân doanh nghiệp và cộng đồng, xã hội như: ổn định cuộc sống người dân, tăng thu nhập, tăng tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế phát triển trong môi trường tự nhiên được bảo vệ, tài nguyên được tiết kiệm giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, cộng đồng và xã hội ngày càng phồn vinh.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 47)

Hướng dẫn giải

* Yêu cầu số 1: Khái niệm: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là việc doanh nghiệp bắt buộc tuân thủ các quy định của pháp luật và tự nguyện đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững theo cách có lợi cho doanh nghiệp và xã hội.

* Yêu cầu số 2: Hình thức và ví dụ

- Trách nhiệm kinh tế: đảm bảo kinh doanh hiệu quả, việc làm, thu nhập và cơ hội phát triển cho người lao động; cung ứng nhiều sản phẩm có chất lượng cho người tiêu dùng,... Ví dụ: doanh nghiệp cung cấp tới người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng tốt.

- Trách nhiệm pháp lí: tuân thủ pháp luật về thuế, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Ví dụ: doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Trách nhiệm đạo đức: thực hiện đạo đức kinh doanh, không gây hại cho xã hội và môi trường; đối xử công bằng với người lao động. Ví dụ: ban lãnh đạo doanh nghiệp luôn tôn trọng và đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

- Trách nhiệm nhân văn: tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo, công ích, đóng góp cho sự phát triển cộng đồng và xã hội. Ví dụ: doanh nghiệp tham gia đóng góp Quỹ “Vì người nghèo”.

* Yêu cầu số 3: Xác định hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các trường hợp:

- Trường hợp 1: Công ty A thực hiện trách nhiệm pháp lí và trách nhiệm đạo đức

- Trường hợp 2: Nhà máy K thực hiện trách nhiệm pháp lí

- Trường hợp 3: Doanh nghiệp C thực hiện trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lí và trách nhiệm đạo đức

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 48)

Hướng dẫn giải

* Yêu cầu số 1: Ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

- Đối với doanh nghiệp:

+ Tránh được các rủi ro pháp lí về lao động, môi trường;

+ Tạo động lực cho người lao động và thu hút được nguồn lao động giỏi;

+ Giảm chi phí, tăng năng suất lao động, mở rộng thị phần; nâng cao thương hiệu và uy tín.

- Đối với xã hội:

+ Chung sức hỗ trợ cộng đồng vượt qua khó khăn (đói nghèo, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, thiên tai,..), giúp ổn định cuộc sống;

+ Góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

* Yêu cầu số 2:

- Nhận xét:

+ Doanh nghiệp P vi phạm trách nhiệm pháp lí về bảo vệ môi trường tự nhiên và việc xử phạt là thích đáng.

+ Đối tác và người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm là biện pháp tốt giúp ngăn chặn các biểu hiện vi phạm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

- Một số biểu hiện vi phạm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:

+ Sản xuất, kinh doanh hàng hóa kém chất lượng.

+ Xả chất thải, nước thải chưa qua xử lí ra môi trường.

+ Trốn thuế.

+ Xúc phạm, miệt thị, có thái độ phân biệt đối xử với người lao động.

+ Cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp khác,…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 50)

Hướng dẫn giải

- Nhận định a. Không đồng tình, Vì: còn chưa đủ nội hàm của khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

- Nhận định b. Đồng tình, Vì: thể hiện đầy đủ các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và chứa đựng đủ nội hàm của khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

- Nhận định c. Không đồng tình, Vì: chỉ chứa có trách nhiệm pháp lí và trách nhiệm nhân văn.

- Nhận định d. Không đồng tình, Vì: không đủ các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 51)

Hướng dẫn giải

Trường hợp a.

- Xác định: Doanh nghiệp B thực hiện trách nhiệm pháp lí và trách nhiệm nhân văn

- Ý nghĩa:

+ Uy tín và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng tăng trên thị trường

+ Hỗ trợ nước sạch đảm bảo cuộc sống và sản xuất cho hộ dân vùng sâu, vùng xa

Trường hợp b.

- Xác định: Công ty cổ phần bảo vệ thực vật H thực hiện trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm nhân văn, trách nhiệm kinh tế.

- Ý nghĩa:

+ Tăng niềm tin của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm và sự an toàn trong sử dụng

+ Nâng cao hiệu quả sản xuất và hỗ trợ cộng đồng.

Trường hợp c.

- Xác định: Doanh nghiệp M thực hiện trách nhiệm pháp lí, trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm đạo đức.

- Ý nghĩa:

+ Phát huy năng lực nhân viên, tăng hiệu quả sản xuất, phòng tránh vi phạm pháp luật.

+ Nâng cao uy tín đối với khách hàng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 52)

Hướng dẫn giải

- Trường hợp a. Doanh nghiệp T đã thực hiện tốt trách nhiệm pháp lí và trách nhiệm nhân văn qua việc: tuân thủ tốt quy định về bảo vệ môi trường bằng việc thực hiện tái chế chai nhựa, cải tiến bao bì, giảm lượng lớn giấy thải ra môi trường và ủng hộ các chương trình từ thiện, an sinh xã hội tại địa phương.

- Trường hợp b. Công ty V đã vi phạm trách nhiệm pháp lí vì không tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng sản phẩm nhập lậu.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 52)

Hướng dẫn giải

Tầm nhìn và Kế hoạch Chiến lược Kinh doanh cho Tương lai Bền vững

Tại …………… [Tên Công ty], chúng tôi cam kết xây dựng một doanh nghiệp mang lại giá trị cho cả cộng đồng và môi trường. Tầm nhìn của chúng tôi không chỉ là về việc phát triển kinh doanh mà còn là về việc tạo ra những thay đổi tích cực trong xã hội.

► Xây dựng Kế hoạch, chiến lược kinh doanh:

- Nghiên cứu thị trường và đổi mới: Chúng tôi sẽ liên tục nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và sự phát triển của ngành công nghiệp. Điều này giúp chúng tôi đưa ra các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường, đồng thời khuyến khích sự đổi mới liên tục.

- Tăng trưởng bền vững: Chúng tôi cam kết thúc đẩy bền vững trong mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Từ việc sử dụng nguồn lực tái tạo đến việc giảm lượng phát thải, mọi quyết định đều được định hướng bởi việc tạo ra một tương lai bền vững cho hành tinh.

- Đầu tư vào nguồn nhân lực: Nhân tố con người là yếu tố quyết định thành công của mỗi doanh nghiệp. Chúng tôi cam kết tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và phát triển cá nhân của nhân viên.

► Trách nhiệm Xã hội:

- Hỗ trợ cộng đồng: Chúng tôi không chỉ là một doanh nghiệp, mà còn là một phần của cộng đồng xung quanh. Chúng tôi cam kết hỗ trợ các hoạt động cộng đồng, từ các chương trình giáo dục đến các hoạt động xã hội.

- Bảo vệ môi trường: Chúng tôi nhận thức rõ vai trò quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào các giải pháp thân thiện với môi trường và thúc đẩy những thay đổi tích cực về bảo vệ môi trường.

- Đạo đức kinh doanh: Chúng tôi luôn tuân thủ các nguyên tắc kinh doanh đạo đức và minh bạch. Chúng tôi không chỉ làm việc để tạo ra lợi nhuận, mà còn để tạo ra giá trị cho xã hội và môi trường.

Với sứ mệnh này, chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể đóng góp vào việc xây dựng một tương lai tươi sáng và bền vững cho mọi người và cho hành tinh. Chúng tôi rất mong được sự ủng hộ và hợp tác từ tất cả các bên để cùng nhau thực hiện những cam kết này.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 52)

Hướng dẫn giải

- Không chỉ tham gia trực tiếp giải quyết vấn đề môi trường trong xử lý rác thải, Công ty Cổ phần Năng lượng Môi trường Thiên Ý Hà Nội (VNTY) không quên trách nhiệm xã hội của mình, đồng hành cùng “Chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023” do báo Kinh tế& Đô thị chủ trì, góp phần lan toả hiệu quả thông điệp bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

- Ý nghĩa:

+ Nâng cao thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp.

+ Góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)