Bài 6: Công nghiệp

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 122)

Hướng dẫn giải

a.     Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố công nghiệp:

- Nhân tố tự nhiên:

+ Tài nguyên khoáng sản

+ Sông ngòi, đồi núi

+ Tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật, biển,...

- Nhân tố kinh tế - xã hội:

+ Nguồn lao động

+ Chính sách phát triển công nghiệp

+ Khoa học – công nghệ

b.    Sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp

NgànhSản phẩm chủ yếuPhân bố chính
Công nghiệp khai thác dầu thô, khi tự nhiênDầu thô, nguyên liệu dầu thô, khí tự nhiênvùng biển Đông Nam Bộ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau, Thanh Hóa, Quảng Ngãi
Công nghiệp sản xuất điệnĐiện (điện than, điện khí, điện mặt trời)Hải Dương, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Đắk Lắk,...
Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tínhMáy tính và linh kiện điện tử, điện thoại các loại và linh kiện, ti vi lắp ráp, máy điều hoà không khí,...Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai...
Công nghiệp dệt, may và giày, dépsợi, vải, quần áo, giày, dép da, giày vải, giày thể thao....Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng

c.     Cần phát triển công nghiệp xanh vì:

Phát triển công nghiệp xanh ở Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguyên, nhiên liệu đầu vào, nguyên vật liệu tái chế; hạn chế lượng khí thải, chất thải; khắc phục và kiểm soát ô nhiễm môi trường thông qua việc sử dụng công nghệ tiên tiến, hướng tới phát triển công nghiệp bền vững. Phát triển công nghiệp xanh còn góp phần hội nhập công nghiệp Việt Nam với thế giới, làm cho các sản phẩm của ngành đáp ứng được các tiêu chuẩn của toàn cầu.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục III (SGK Cánh Diều - Trang 128)

Hướng dẫn giải

Cần phát triển công nghiệp xanh ở nước ta vì: Phát triển công nghiệp xanh ở Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguyên, nhiên liệu đầu vào, nguyên vật liệu tái chế; hạn chế lượng khí thải, chất thải; khắc phục và kiểm soát ô nhiễm môi trường thông qua việc sử dụng công nghệ tiên tiến, hướng tới phát triển công nghiệp bền vững. Phát triển công nghiệp xanh còn góp phần hội nhập công nghiệp Việt Nam với thế giới, làm cho các sản phẩm của ngành đáp ứng được các tiêu chuẩn của toàn cầu.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I (SGK Cánh Diều - Trang 123)

Hướng dẫn giải

- Nhân tố tự nhiên: 

+ Tài nguyên khoáng sản đa dạng, một số khoáng sản có trữ lượng lớn (than, dầu mỏ, khí tự nhiên, đá vôi, a-pa-tit,....) thuận lợi cho ngành công nghiệp phát triển với cơ cấu đa dạng và quy mô lớn. Phân bổ khoáng sản tạo nên các thế mạnh phát triển công nghiệp khác nhau giữa các vùng.

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nên có tiềm năng thuỷ điện lớn. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ cao quanh năm, số giờ nắng nhiều, hoạt động của gió mùa,... là nguồn năng lượng mới để phát triển công nghiệp sản xuất điện.

+ Ngoài ra, các tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật, biển,... thuận lợi phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản đã tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú để các ngành công nghiệp chế biến phát triển.

- Nhân tố kinh tế - xã hội:

+ Nguồn lao động dồi dào: trình độ người lao động ngày càng được nâng cao, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tăng, tạo thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp nói chung và ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến trong sản xuất công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao.

+ Các chính sách phát triển công nghiệp như: chính sách thu hút vốn đầu tư, phát triển nguồn nhân lực,... là động lực phát triển các ngành công nghiệp mới, công nghiệp thân thiện với môi trường, thay đổi phân bố công nghiệp,...

+ Khoa học – công nghệ phát triển với những công nghệ mới được ứng dụng trong sản xuất công nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao,... Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, kĩ thuật ngày càng hoàn thiện, thúc đẩy sự phát triển và thay đổi phân bố trong công nghiệp.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II.1 (SGK Cánh Diều - Trang 125)

Hướng dẫn giải

- Công nghiệp khai thác dầu thô ở nước ta tập trung chủ yếu ở các bể trầm tích của vùng biển Đông Nam Bộ; khai thác khí tự nhiên ở vùng biển của các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau,...

- Phần lớn dầu thô khai thác dùng để xuất khẩu và một phần làm nguyên liệu cho các nhà máy lọc, hoa dầu ở Nghi Sơn (Thanh Hoá), Dung Quất (Quảng Ngãi).... Khí tự nhiên được hoá lỏng để phục vụ cho các ngành công nghiệp sản xuất điện, phân bón ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II.2 (SGK Cánh Diều - Trang 126)

Hướng dẫn giải

- Sản lượng điện ở nước ta liên tục tăng để phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của người dân. Giá trị sản xuất của ngành chiếm 4,8% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

- Trong những thập kỉ gần đây, cơ cấu sản xuất điện ở nước ta có sự thay đổi, điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo phát triển nhanh (điện gió, điện mặt trời....).

- Thuỷ điện với một số nhà máy có công suất lớn là: Sơn La, Hoà Bình, I-a-ly, Sê San 3, Sê San 4,... Nhiệt điện than có một số nhà máy như: Phả Lại (Hải Dương), Ninh Bình, Vũng Áng (Hà Tĩnh).... Nhiệt điện khí với các nhà máy: Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu); Cà Mau 1, 2 (Cà Mau).... Các nhà máy điện gió tập trung ở Ninh Thuận, Bạc Liêu, Bến Tre,.... Điện mặt trời phân bố nhiều ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Đắk Lắk,...

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II.3 (SGK Cánh Diều - Trang 126)

Hướng dẫn giải

- Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính phát triển nhanh, giá trị sản xuất của ngành chiếm 25,3% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước (năm 2021).

- Các sản phẩm chính của ngành là: máy tính và linh kiện điện tử, điện thoại các loại và linh kiện, ti vi lắp ráp, máy điều hoà không khí,... Đây là các mặt hàng xuất khẩu lớn của nước ta. Công nghiệp sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính tập trung nhiều ở Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai....

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II.4 (SGK Cánh Diều - Trang 127)

Hướng dẫn giải

- Sản lượng điện liên tục tăng phục vụ sản xuất và tiêu dùng của người dân. Giá trị sản xuất chiếm 4,8% giá trị sản xuất toàn ngành.

- Những thập kỉ gần đây cơ cấu sản xuất điện có sự thay đổi, điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo phát triển nhanh (điện gió, điện mặt trời,…).

+ Các nhà máy thủy điện công suất lớn: Sơn La, Hòa Bình, I-a-ly, Sê San 3,…

+ Nhiệt điện than có một số nhà máy: Phả Lại, Ninh Bình, Vũng Áng,…

+ Nhiệt điện khí có các nhà máy: Phú Mỹ, Cà Mau 1, 2,…

+ Các nhà máy điện gió tập trung ở Ninh Thuận, Bạc Liêu, Bến Tre.

+ Điện mặt trời phân bố nhiều ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Đắk Lắk.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II.5 (SGK Cánh Diều - Trang 128)

Hướng dẫn giải

- Đây là một trong các ngành công nghiệp chủ yếu ở nước ta trong suốt thời gian qua. Năm 2021, tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành chiếm 11,1% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

- Các sản phẩm của ngành như: sản xuất sợi, vải, quần áo, giày, dép da, giày vải, giày thể thao.... Sản lượng các sản phẩm ngày càng tăng. Nhiều thương hiệu dệt, may đã tạo dựng được uy tín với thị trường trong và ngoài nước.

- Công nghiệp dệt, may và giày, dép phân bố rộng khắp, trong đó Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là hai vùng tập trung nhiều.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều - Trang 128)

Hướng dẫn giải

Ngành

Sản phẩm chủ yếu

Phân bố chính

Công nghiệp khai thác dầu thô, khi tự nhiên

Dầu thô, nguyên liệu dầu thô, khí tự nhiên

vùng biển Đông Nam Bộ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau, Thanh Hóa, Quảng Ngãi

Công nghiệp sản xuất điện

Điện (điện than, điện khí, điện mặt trời)

Hải Dương, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Đắk Lắk,...

Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính

Máy tính và linh kiện điện tử, điện thoại các loại và linh kiện, ti vi lắp ráp, máy điều hoà không khí,...

Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai...

Công nghiệp dệt, may và giày, dép

sợi, vải, quần áo, giày, dép da, giày vải, giày thể thao....

Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Cánh Diều - Trang 128)

Hướng dẫn giải

Mô hình khu công nghiệp xanh điển hình tại tỉnh Bình Dương: Khu công nghiệp quốc tế Protrade (PITP).

Với diện tích 50 ha được quy hoạch cùng với khuôn viên cây xanh trong tổng diện tích 446 ha đất KCN, PITP đã thật sự tạo được ấn tượng mạnh mẽ về một KCN xanh, đã thu hút được hầu hết các nhà đầu tư sản xuất công nghiệp sạch và tự động hóa từ các Quốc gia uy tín như Nhật Bản, châu Âu, Đài Loan, Singapore và các nước châu Á khác,… PITP đã có kế hoạch tạo thêm vườn ươm với 10 ha làm điểm nhấn cho một KCN sạch và xanh, một KCN sinh thái đứng hàng đầu ở tỉnh Bình Dương. PITP sẽ tiếp tục tạo nên diện mạo mới với các mảng xanh bao phủ và làm đẹp các con đường trong nội khu PITP, tạo thêm nhiều bóng mát và không khí trong lành giúp cho các chuyên gia và người lao động đang làm việc tại KCN PITP cảm giác thoải mái hơn, góp phần thúc đẩy họ gắn bó lâu dài với KCN PITP. Để cùng phát triển kinh tế vững chắc, giảm tác động biến đổi khí hậu, PITP cũng đã không ngừng cải tạo và nâng cấp hạ tầng, tạo thêm không gian xanh đầy sức sốnggiúp cho cảnh quan, mọi con đường trong khuôn viên PITP luôn xanh mát và ngày càng tươi đẹp hơn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)