Bài 5. Trung điểm của đoạn thẳng

Hoạt động (SGK Chân trời sáng tạo trang 83)

Hướng dẫn giải

- Ta đo được: NP = 2 cm, NQ = 4 cm

- Vì 2 cm < 4 cm nên độ dài đoạn thẳng NP < NQ

- Điểm M nằm chính giữa A và B, MA = MB.

Điểm N không nằm chính giữa hai điểm P và Q vì độ dài NP không bằng độ dài NQ.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 83)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

I là trung điểm của đoạn thẳng MN nếu I nằm giữa hai điểm M và N.

I là không là trung điểm của đoạn thẳng MN nếu I không nằm giữa hai điểm M và N.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (2)

Thực hành 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 84)

Hướng dẫn giải

- Đo độ dài của cạnh bảng 

- Đặt điểm 0 của thước ở một đầu cạnh bảng, đo đến độ dài bằng một nửa cạnh bảng nên trên.

- Điểm đó là trung điểm của cạnh bảng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 84)

Hướng dẫn giải

Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB khi M nằm giữa A, B và \(MA = MB\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 84)

Hướng dẫn giải

a) Điểm C là trung điểm của đoạn thẳng AB, vì: C nằm giữa hai điểm A, B và \(AC = CB\).

b) Điểm D không  là trung điểm của đoạn thẳng AC, mặc dù \(AD = DC\) nhưng A, D, C không cùng nằm trên một đường thẳng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Bài 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 84)

Hướng dẫn giải

Cách cắt thanh gỗ: Dùng thước đo từ vạch 0 cm đặt ở đầu thanh gỗ đến vạch 9cm. Đánh dấu vạch đó và dùng dụng cụ cắt theo vạch vừa đánh dấu.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 84)

Hướng dẫn giải

a) Cách vẽ trung điểm A: 

- Đo độ dài đoạn BC

- Đặt mép thước trùng với đoạn BC sao cho vạch 0 trùng với điểm B, khi đó điểm A trùng với vị trí bằng nửa độ dài BC.

- Đánh dấu điểm đó là A.

- Khi đó A là trung điểm của BC.

b) 

- Kéo dài đường thẳng BC về phía B

- Đo độ dài AB. Đặt thước trùng với đoạn AB sao cho vạch 0 trùng với điểm B, khi đó điểm M nằm ở cùng phía với điểm B và BM có độ dài bằng với AB.

Nhận xét:\(AB = BM = AC\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Bài 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 84)

Hướng dẫn giải

Dự đoán: O có thể là trung điểm của các cạnh: AC, DB, MN, KL.

Để kiểm tra dự đoán, ta có thể dùng thước để đo.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)