Bài 5: Bảo vệ của công

Khởi động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 31)

Hướng dẫn giải

Hình 2,4,6,7,8 là tài sản của công

Những tài sản của công mà em biết: viện bảo tàng, danh lam thắng cảnh,...

(Trả lời bởi Bùi Nguyên Khải)
Thảo luận (2)

Khám phá 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 32)

Hướng dẫn giải

- Các biểu hiện bảo vệ của công là: 

a) Nhắc nhở bạn không vẽ bậy lên bàn

b) các bạn cùng nhau lau dọn bức tường bẩn

c) hoa nhắc nhở các bạn sử dụng đồ dùng của trường cẩn thận

d) Ly nhắc nhở các bạn sử dụng cẩn thận đồ của công

- Các biểu hiện bảo vệ của công mà em biết: không xả rác nơi công cộng, giữ vệ sinh sạch sẽ vườn quốc gia,...

(Trả lời bởi Bùi Nguyên Khải)
Thảo luận (1)

Khám phá 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 33)

Hướng dẫn giải

- Các bạn đang không chỉ phá hoại tài sản và còn phá hoại về mặt tinh thần 
- Theo em, của công là của chung, của mọi người, các bạn không thể vì sở thích cá nhân mà đi phá được.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 34)

Hướng dẫn giải

Em đồng tình với ý kiến bạn Lâm. Vì của công là của chung, mọi người đều phai có trách nghiệm và nghĩa vụ giữ gìn
Em không đồng tình với bạn Nga vì của công là của chung, không phải tài sản cá nhân
Em không đồng với bạn Phúc vì đó là nghĩa vụ của tất cả mọi người
Em đồng tình với Trang vì điều đó chứng tỏ mọi người đã thực hiện tốt nghĩa vụ

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 34)

Hướng dẫn giải

1. Chưa bảo vệ của công. Vì bạn sử dụng xong không tắt nước, gây hiện tượng lãng phí nước
2. Đã bảo vệ vì bạn đã tuân thủ luật lệ
3. Chưa vì bạn đã vẽ bậy lên bảng tin
4. Chưa vì bạn đang làm hỏng sách của thư viện
5. Chưa vì bạn đang phá hỏng cây
6. Chưa vì bạn đang phá khung thành

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (2)

Luyện tập 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 34)

Hướng dẫn giải

a. Nếu là Hiền, em sẽ nói là dù quạt không phải của nhà mình nhưng chúng ta vẫn phải có ý thức giữ gìn vì chúng ta chính là những người hằng ngày sử dụng nó và quạt giúp chúng ta học hành thoải mái hơn rất nhiều và nếu chúng ta không giữ gìn, quạt sẽ rất mau hỏng.
b. Nếu là Hậu, em sẽ nói là cây xoài này được trồng ở nhà văn hóa là tài sản của công, chúng ta không được phép làm thế.
c. Nếu là Hải, em sẽ nói là em không được làm như vậy vì đó là hành vi phá hại của công và những bông hoa kia đang rất đẹp em hãy để mọi người cùng nhau ngắm nó chứ.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 36)

Hướng dẫn giải

a) em sẽ khuyên ngăn bạn và nói cho bạn biết điều đó là xấu
b) Em sẽ ngăn cản lại vì đó là của công, các bạn không được làm thế
c) Em sẽ ngăn em nhỏ lại vì đó vừa phá hoại của công, vừa là một hành động nguy hiểm
d) Em sẽ ngăn các bạn và bảo các bạn đặt lại đúng vị trí vì như vậy phá hoại của công

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (2)

Vận dụng 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 36)

Hướng dẫn giải

Ra khỏi lớp tắt đèn, quạt
khoá vòi nước khi sử dụng xong
Nhặt rác và bỏ rác đúng chỗ 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (2)

Vận dụng 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 36)

Hướng dẫn giải

*THAM KHẢO

Kết quả quan sát: 

- Các hành vi góp phần bảo vệ tài sản trường, lớp: 

+ Đi vệ sinh xả nước 

+ Rửa tay xong khóa vòi 

+ Tắt đèn nhà vệ sinh khi không sử dụng 

- Các hành vi gây tổn hại tới tài sản trường, lớp: 

+ Nghịch hỏng đèn nhà vệ sinh 

+ Làm hỏng đường ống dẫn nước 

+ Nghịch nước trong nhà vệ sinh 

- Đánh giá chung về ý thức bảo vệ tài sản trường, lớp của các bạn học sinh trong trường: một số bạn đã biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng tuy nhiên còn một số bạn không biết giữ gìn, phá hoại nhà vệ sinh của mọi người. 

(Trả lời bởi Bùi Nguyên Khải)
Thảo luận (2)