Bài 4. Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Khởi động (SGK - Trang 26)

Hướng dẫn giải

- Em đồng tình với quan điểm: “Di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế, không chỉ của một dân tộc mà còn là của nhân loại... Bất kì di sản nào trong số đó biết mất, do xuống cấp hoặc bị hủy hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới”

- Đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản: kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản.

- Sử học có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 27)

Hướng dẫn giải

Công tác bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi,… di sản là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản của mỗi quốc gia. Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là phải đảm bảo tính nguyên trạng, phải giữ cho được yếu tố gốc cấu thành di tích, hay phải đảm bảo tính xác thực, tính toàn vẹn.

Nếu những di sản văn hóa trên trong quá trình bảo tồn mà không quan tâm đến việc ứng dụng và sử dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và Sử học nói riêng sẽ làm mất những giá trị ban đầu và sẽ bị thay đổi không còn giữ được những giá trị vốn có của nó.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 27)

Hướng dẫn giải

Phân tích vai trò của sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên: Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh của đời sống hiện tại.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 29)

Hướng dẫn giải

Phân tích vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên:

+ Góp phần quan trọng nhất vào việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và của con người.

+ Di sản được tái tạo, giữ gìn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

+ Góp phần phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị của khoa học di sản.

+ Góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 29)

Hướng dẫn giải

Địa phương em đang sinh sống và học tập có di sản văn hóa, di sản thiên nhiên nào? Theo em, có thể và nên làm gì để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản đó..

- HS tùy vào địa phương mình sinh sống và học tập để nên tên di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

- Theo em, có thể và nên làm những việc sau để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản: 

+ Bổ sung và sửa đổi Luật Di sản văn hóa; bổ sung các điều, khoản về vai trò của cộng đồng đối với bảo tồn di sản; vai trò và quyền lợi của cộng đồng trong giữ gìn và phát huy giá trị di sản. 

+ Hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu đối với di sản. 

+ Di tích có giá trị, nhưng không có điều kiện bảo tồn tại chỗ, trong khi yêu cầu xây dựng công trình phát triển kinh tế - xã hội thấy cần được ưu tiên (như làm đường giao thông,…), sau khi hoàn thành công tác khai quật khảo cổ học thì chuyển toàn bộ tài liệu, hiện vật về lưu trữ, bảo quản tại bảo tàng phục vụ công tác nghiên cứu, trưng bày, phát huy giá trị di tích; đồng thời, lấp hố khai quật, bàn giao mặt bằng cho chủ dự án tiếp tục thi công công trình xây dựng.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 32)

Hướng dẫn giải

Như chúng ta đã biết, công nghiệp văn hóa là lĩnh vực công nghiệp sản xuất và phân phối các loại hang hóa dựa trên sự khai thác và phát huy các giá trị của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Và từ tư liệu 1 (tr.29), có thể rút ra công nghiệp văn hóa bao gồm: quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mĩ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa.  

Theo em, trong quá trình phát triển, tất cả các ngành nghề đều cần sử dụng những chất liệu của lịch sử-văn hóa.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 32)

Hướng dẫn giải

Sử học có đóng góp quan trọng trong sự phát triển một số lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp văn hóa. Cụ thể là: Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng, cảm hứng sáng tạo cho các ngành như điện ảnh, thời trang, nghệ thuật biểu diễn. Từ đó góp phần tăng cường sức mạnh mềm và năng lực cạnh tranh quốc gia, mang lại nhiều lợi ích về vật chất và tinh thần to lớn.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 32)

Hướng dẫn giải

Phân tích vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề cụ thể của công nghiệp hóa: Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho các ngành như xuất bản, điện ảnh, thời trang, kiến trúc,...thông qua các nguồn sử liệu (chữ viết, hình ảnh, hiện vật,...) và các thành tựu nghiên cứu về lịch sử - văn hóa của dân tộc và nhân loại.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 30)

Hướng dẫn giải

Vai trò của sự phát triển các ngành trong công nghiệp văn hóa o trong việc quảng bá tri thức và bảo tồn truyền thống lịch sử, giá trị văn hóa dân tộc và của nhân loại:

+ Khi công nghiệp văn hóa phát triển, đồng nghĩa với việc các thành tựu của Sử học, những tri thức, giá trị về lịch sử, văn hoá, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam được quảng bá, lan tỏa rộng rãi dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn hơn. Nhờ vậy, những giá trị truyền thống lịch sử - văn hóa tốt đẹp ngày càng được củng cố, truyền lại các thế hệ sau. 

+ Góp một nguồn lực vật chất đáng kể tái đầu tư cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của các công trình lịch sử - văn hóa. 

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 31)

Hướng dẫn giải

Điểm chung của các tư liệu 2,3,4 đề cho thấy những di sản lịch sử văn hóa là một trong những điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)