Bài 4. Sinh trưởng và phát triển của cây rừng

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 21)

Hướng dẫn giải

Cây rừng có thể sống trên 30 năm:

- Cây sấu

- Cây đa

- Cây thông

- Cây tuyết tùng

- ...

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1.1 (SGK Cánh Diều - Trang 21)

Hướng dẫn giải

1. Sinh trưởng của cây rừng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây (hoặc từng bộ phận).

2. Chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây rừng: đường kính thân cây, chiều cao cây, đường kính tán, thể tích cây.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1.1 (SGK Cánh Diều - Trang 21)

Hướng dẫn giải

Phát triển của cây rừng là tiến trình có tính quy luật của những biến đổi về chất lượng các chất chứa trong tế bào và của quá trình tạo hình (phát sinh các cơ quan, bộ phận, thành phần cấu trúc mới) mà cây rừng trải qua trong toàn bộ đời sống của nó.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1.2 (SGK Cánh Diều - Trang 21)

Hướng dẫn giải

1. Giai đoạn non

Giai đoạn non là giai đoạn từ khi hạt nảy mầm đến trước khi cây ra hoa, kết quả. Trong những năm đầu của thời kỳ sinh trưởng, khi cây rừng còn non, chưa có bộ rễ và tán cây hoàn chỉnh nên tốc độ sinh trưởng còn chậm.

2. Giai đoạn gần thành thục

Ở giai đoạn này, cây sinh trưởng mạnh về chiều cao và đường kính. Cây rừng bắt đầu ra hoa, kết quả.

3. Giai đoạn thành thục

Sinh trưởng đường kính và chiều cao của cây rừng tăng dần và đạt đến kích thước cực đại. Giai đoạn này, cây rừng ra hoa kết quả đạt số lượng nhiều và chất lượng cao nhất.

4. Giai đoạn già cỗi

Sinh trưởng của cây rừng sau khi đạt kích thước cực đại thì chậm dần rồi dừng lại và hầu như không tiếp tục tăng cho đến khi cây già cỗi và chết. Ở giai đoạn này, khả năng ra hoa, kết quả giảm, cây già cỗi, yếu ớt, thường xuất hiện hiện tượng rỗng ruột, dễ bị đổ.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 2 (SGK Cánh Diều - Trang 22)

Hướng dẫn giải
Các giai đoạnĐặc điểm
Giai đoạn nongiai đoạn từ khi hạt nảy mầm đến trước khi cây ra hoa, kết quả. Trong những năm đầu của thời kì sinh trưởng, khi cây rừng còn non, chưa có bộ rễ và tán cây hoàn chỉnh nên tốc độ sinh trưởng còn chậm.
Giai đoạn gần thành thụccây sinh trưởng mạnh về chiều cao và đường kính. Cây rừng bắt đầu ra hoa, kết quả.
Giai đoạn thành thụcSinh trưởng đường kính và chiều cao của cây rừng tăng dần và đạt đến kích thước cực đại. Giai đoạn này, cây rừng ra hoa kết quả đạt số lượng nhiều và chất lượng cao nhất.
Giai đoạn già cỗiSinh trưởng của cây rừng sau khi đạt kích thước cực đại thì chậm dần rồi dừng lại và hầu như không tiếp tục tăng cho đến khi cây già cỗi và chết. Ở giai đoạn này, khả năng ra hoa, kết quả giảm, cây già cỗi, yếu ớt, thường xuất hiện hiện tượng rỗng ruột, dễ bị đổ.

 

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (2)

Vận dụng mục 2 (SGK Cánh Diều - Trang 20)

Hướng dẫn giải

Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây thông:

Giai đoạn

Đặc điểm

Giai đoạn non

+ Cây thông con phát triển chậm trong những năm đầu tiên.

+ Cây thông con cần được bảo vệ khỏi sâu bệnh và động vật ăn cỏ.

+ Sau khoảng 5 - 7 năm, cây thông con sẽ bắt đầu phát triển nhanh hơn

Giai đoạn gần thành thục

Cây thông sinh trường mạnh về chiều cao và đường kính và bắt đầu ra hoa, kết quả.

Giai đoạn thành thục

+ Cây thông trưởng thành có thể cao tới 30 - 50 mét, tùy thuộc vào loài.

+ Cây thông có tán lá hình chóp và thân cây thẳng.

+ Cây thông có khả năng chịu hạn và chịu lạnh tốt.

+ Cây thông có thể sống hàng trăm năm.

Giai đoạn già cỗi

+ Cây thông có thể sống hàng trăm năm.

+ Khi cây thông già, cành cây sẽ trở nên gầy guộc và lá cây sẽ rụng nhiều hơn.

+ Cây thông có thể chết do nhiều nguyên nhân như sâu bệnh, nấm mốc, hoặc do điều kiện môi trường không thuận lợi.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)