Quan sát Hình 4.1 và mô tả một số đặc điểm thực vật học của cây nhẵn. Em có biết, quả nhãn được thu hoạch vào tháng nào trong năm?
Quan sát Hình 4.1 và mô tả một số đặc điểm thực vật học của cây nhẵn. Em có biết, quả nhãn được thu hoạch vào tháng nào trong năm?
Quan sát hình 4.2 và nêu đặc điểm thực vật học của cây nhãn tương ứng với các ảnh trong hình.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải+ Hoa nhãn: Hoa nhãn mọc thành chùm, có nhiều nhánh, kích thước nhỏ, màu vàng nhạc. Có ba loại hoa: hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Khi thụ phấn thuận lợi, hoa cái và hoa lưỡng tính sẽ tạo thành quả.
+ Lá nhãn: thuộc loại lá kép, mọc sole nhau với từ 6 đến 10 lá chét ở bên, xanh quanh năm.
+ Quả nhãn: hình tròn, vỏ mỏng, dai, màu sắc thay đổi từ xanh vàng lúc non đến vàng nâu khi chín. Thịt màu trắng đục, mọng nước, hạt nhãn hình cầu, màu nâu đen.
(Trả lời bởi datcoder)
Sử dụng internet, sách, báo…kể tên một số vùng trồng nhãn chính của Việt Nam.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiMột số vùng trồng nhãn chính ở miền Bắc Việt Nam: Nhãn được trồng nhiều ở các tỉnh như Sơn La (xã như Chiềng Khương, Mường Hung, Chiềng Cang, Chiềng Khoong, Nà Nghịu), Hưng Yên (thành phố Hưng Yên, huyện Khoái Châu, Kim Động và Tiên Lữ), Bắc Giang (Yên Thế, Lục Ngan…), ...
(Trả lời bởi datcoder)
Nêu thời vụ trồng nhãn thích hợp ở một số địa phương mà em biết.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiThời vụ trồng nhãn ở một số địa phương:
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: trồng từ tháng 6 đến tháng 7.
+ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: trồng từ tháng 8 đến tháng 9.
+ Miền Bắc: trồng vụ xuân (tháng 2 đến tháng 4) và vụ thu (tháng 8 đến tháng 10).
(Trả lời bởi datcoder)
Vì sao bón phân cho nhãn lại bón xung quanh gốc cây theo hình chiếu của tán?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKhi bón phân cho nhãn, ta bón xung quanh gốc cây theo hình chiếu của tán vì bóng cây chiếu tới đâu thì lớp rễ con của cây lan ra đến đó, vì vậy phải bón theo hình chiếu của tán cây để cây hút chất dinh dưỡng từ phân bón nhanh hơn và đầy đủ hơn.
(Trả lời bởi datcoder)
Giải thích vai trò của việc cắt tỉa sau khi thu hoạch nhãn.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiSau khi thu hoạch, cần cắt tỉa cành nhãn nhằm:
+ Giúp cây phát triển các hệ cành và nuôi trái.
+ Giúp tạo độ thông thoáng cho khu vườn, nhất là các vườn lớn.
=> Do đó, sau khi thu hoạch, tiến hành cắt tỉa toàn bộ những cành tăm, cành bị sâu bệnh, cành trong tán, cành vượt, cành sát mặt đất và cành đứng ở trung tâm tán cây.
(Trả lời bởi datcoder)
Phân tích đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn:
- Đặc điểm thực vật học:
+ Rễ: rễ cọc, ăn rất sâu và rộng.
+ Thân, cành: Thân gỗ, có nhiều cành và các hệ cành.
+ Lá: kép, mọc sole. Lá non màu đỏ tím hay đỏ nâu, chuyển sang màu xanh khi trưởng thành.
+ Hoa: nhỏ, màu vàng lục, mọc từng chùm ở đầu cành hay nách lá. Hoa nhãn có ba loại: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính.
+ Quả, hạt: hình tròn, vỏ nhẵn, có màu vàng tươi đến vàng xám, thịt quả trắng đục, hạt đen.
- Yêu cầu ngoại cảnh:
+ Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp từ 21 – 27 độ C.
+ Lượng mưa và độ ẩm: Lượng mưa khoảng từ 1200 – 1600ml/năm và độ ẩm không khí từ 70 – 90% => Ưa ẩm nhưng không chịu được úng, rất nhạy cảm với việc ngập nước kéo dài.
+ Ánh sáng: ưa sáng, ánh sáng chiếu được vào bên trong tán giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.
+ Đất trồng: đất thích hợp là đất cát, pha cát và phù sa ven sông, độ pH từ 5,5 đến 6,4.
+ Gió: tốc độ vừa phải để giúp cây nhãn giao phấn, điều hòa độ ẩm, giảm sâu, bệnh hại…
(Trả lời bởi datcoder)
Trình bày kĩ thuật trồng, chăm sóc cây nhãn. Nêu một số biện pháp kĩ thuật kích thích cây nhãn ra hoa, đậu quả.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKĩ thuật trồng, chăm sóc cây nhãn như sau:
* Kĩ thuật trồng cây nhãn:
- Thời vụ:
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: trồng từ tháng 6 đến tháng 7.
+ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: trồng từ tháng 8 đến tháng 9.
+ Miền Bắc: trồng vụ xuân (tháng 2 đến tháng 4) và vụ thu (tháng 8 đến tháng 10).
- Mật độ, khoảng cách: cây cách cây và hàng cách hàng từ 6m đến 7m, mật độ khoảng 280 cây/ha.
- Chuẩn bị hố trồng: đào hố có đường kính 80 – 100cm, sâu 40cm. Trộn đều đất với phân bón lót (phân hữu cơ 20 – 50kg, phân lân 0,5 – 1kg, vôi bột 0,5kg) rồi lấp lại hố trồng.
- Trồng cây: Tạo một hố nhỏ chính giữa hố trồng, xé bỏ túi bầu và đặt cây xuống, lấp đất cao hơn mặt bầu từ 2 – 3 cm, nén chặt gốc cây. Vun đất mặt vào quanh gốc cây, cắm cọc vào quanh gốc và buộc cố định cho cây. Phủ gốc bằng xác thực vật khô và tưới đẫm nước xung quanh.
* Kĩ thuật chăm sóc cây nhãn:
- Làm cỏ, vun xới: 2 – 3 lần/năm trong phạm vi tán cây.
- Bón phân thúc:
+ Thời kì kiến thiết cơ bản: chia làm 4 đến 5 lần, bón vào tháng 2 đến tháng 8. Bón bằng cách rạch rãnh xung quanh tán cây, rải phân rồi lấp đất hoặc hòa loãng vào nước rồi tưới xung quanh gốc cây.
+ Thời kì kinh doanh: chia làm 4 lần (sau thu hoạch, khi cây bắt đầu ra hoa, khi cây đậu quả và sau lần 3 từ 1,5 đến 2 tháng). Bón bằng cách đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán rộng, rải phân hữu cơ xuống trước, phân vô cơ sau, sau đó lấp đát và tưới nước, giữ ẩm.
- Tưới nước:
+ Thời kì kiến thiết cơ bản: thường xuyên đủ nước, tùy theo tuổi cây, mỗi lần tưới từ 10 lít đến 30 lít/cây.
+ Thời kì kinh doanh: giai đoạn phân hóa mầm hoa và giai đoạn quả thành thục và chín chỉ tưới nước khi có hiện tượng héo hoặc đất khô hạn kéo dài, các giai đoạn còn lại tưới định kì 15 ngày/lần, lượng nước từ 50 – 80 lít/cây.
+ Phòng, trừ sâu bệnh hại: vệ sinh vườn, cắt tỉa cho cây thông thoáng, thu gom và tiêu hủy những bộ phận bị bệnh. Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng trị nấm và tác nhân truyền bệnh.
* Một số biện pháp kĩ thuật điều khiển ra hoa, tạo quả:
- Thúc đẩy khả năng ra hoa:
+ Khoanh vỏ: thời gian khoanh là tháng 12, dùng dụng cụ chuyên dụng khoành một vòng khép kín tại cành cấp 1 hoặc cấp 2 ở độ cao từ 0,5 đến 1,5m so với mặt đất, độ rộng từ 0,3 – 0,5cm.
+ Chặn rễ: làm đứt bớt các rễ ở phần bề mặt nhằm ức chế sinh trưởng của cây.
+ Sử dụng hóa chất: tưới vào giai đoạn lộc thành thục.
- Tăng khả năng đậu quả: vào thời kì ra hoa, đậu quả bón bổ sung qua lá một số loại phân bón đa lượng (N, P, K…), vi lượng (Bo, Mn, Mo, Cu, Zn…) và chất điều hòa sinh trưởng (a-NAA, ,…).
(Trả lời bởi datcoder)
Vận dụng kiến thức để thực hiện việc trồng và chăm sóc cây nhãn ở địa phương em.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Học sinh vận dụng kiến thức đã được học để trồng và chăm sóc cây nhãn.
- Thông tin bổ sung: Một số kĩ năng xử lí ra hoa trong điều kiện bất thuận hoặc cây bị ngập úng.
+ Xử lí ra hoa trong điều kiện bất thuận: Khoanh vỏ kết hợp xử lí
Ở miền Bắc: thực hiện từ đầu tháng 12 đến giữa tháng 12.
Ở miền Nam: thực hiện khi lá của đợt lộc 2 chuyển sang màu xanh nón chuối.
+ Xử lí khi cây bị ngập úng: Bơm chống úng, sau khi thoát nước, xới xáo làm thoáng tán cây, tưới lân loãng và sử dụng các chế phẩm vi sinh như trichoderma hoặc sản phẩm phân hữu cơ vi sinh khác để hạn chế nấm bệnh, khôi phục bộ rễ sau ngập úng. Nếu ngập úng khá lâu, lá chuyển sang úa vàng thì tuyệt đối không bón phân hóa học mà chỉ sử dụng một số phân hữu cơ vi sinh hay các sản phẩm có chứa nấm trichoderma.
(Trả lời bởi datcoder)