Bài 4. Dân cư và dân tộc ở Việt Nam

Khởi động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 20)

Hướng dẫn giải

- Thông tin trên cho thấy Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số lớn.

- Quy mô dân số lớn sẽ giúp nước ta có lực lượng lao động dồi dào, nhưng cũng gây ra một số khó khăn, thách thức, như:

+ Suy giảm tài nguyên thiên nhiên,

+ Gia tăng ô nhiễm môi trường

+ Gây khó khăn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân (giải quyết việc làm, nhà ở, cơ hội giáo dục, chăm sóc y tế,...).

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 20)

Hướng dẫn giải

- Năm 2021, số dân nước ta là 98 504 nghìn người

- Năm 2021, Việt Nam có quy mô dân số đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 21)

Hướng dẫn giải

♦ Yêu cầu số 1: So với năm 1991, năm 2021 dân số nước ta đã tăng thêm 31.362 người

♦ Yêu cầu số 2: Ảnh hưởng của tăng dân số:

- Dân số đông và tăng lên hằng năm tạo cho nước ta nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Tuy nhiên, dân số đông cũng gây ra một số khó khăn trong giải quyết việc làm, nhà ở, y tế, giáo dục,...; đồng thời dẫn đến nguy cơ suy thoái tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 21)

Hướng dẫn giải

♦ Yêu cầu số 1:

Những khu vực đông dân của nước ta là: khu vực đồng bằng, ven biển, các đô thị…

- Kết luận: dân số nước ta phân bố chưa hợp lí:

+ Vùng đồng bằng, ven biển dân cư tập trung đông đúc với mật độ dân số cao.

+ Miền núi có dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp.

+ Thành thị có số dân ít hơn nông thôn nhưng mật độ dân số cao.

♦ Yêu cầu số 2: Dân cư phân bố không đồng đều dẫn đến nơi thừa, nơi thiếu lao động; gây khó khăn cho việc khai thác tài nguyên và sử dụng hợp lí nguồn lao động.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 23)

Hướng dẫn giải

♦ Yêu cầu số 1: Một số dân tộc ở Việt Nam: Kinh, Tày, Thái, Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Hoa,...

♦ Yêu cầu số 2:

(*) Câu chuyện: Trần Nhật Duật thu phục chúa đạo Đà Giang

Trần Nhật Duật (1253 - 1330) là con trai của vua Trần Thái Tông. Ông được phong tước Chiêu Văn vương từ khi còn trẻ.

Năm Nhật Duật 27 tuổi, vua Trần giao cho ông trọng trách dẹp sự nổi lên chống lại triều đình của chúa đạo Đà Giang (thuộc khu vực Tây Bắc ngày nay) là Trịnh Giác Mật. Nhật Duật một mình một ngựa đến trại Giác Mật. Thản nhiên đi giữa lớp lớp gươm giáo và đảm linh sắc phục kì dị uy hiếp của Giác Một, ông nói với chúa đạo bằng chính ngôn ngữ và theo phong tục của dân tộc ở Đà Giang. Khi mâm rượu được bưng lên, Nhật Duật không chút ngần ngại cầm thịt ăn và cầm gáo rượu bầu từ từ dốc vào mũi hết sức thành thạo. Trịnh Giác Mật kinh ngạc thốt lên: “Chiêu Văn vương là anh em với ta”. Nhật Duật từ tốn nói: “Chúng ta xưa nay vẫn là anh em”. Sau sự kiện này, chúa đạo Đà Giang quy thuận triều đình. Sức mạnh của dân tộc như được nhân lên.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 24)

Hướng dẫn giải

- 3 tỉnh/ thành phố có mật độ dân cư cao nhất: Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh; Hải Phòng.

- 3 tỉnh/ thành phố có mật độ dân cư thấp nhất: Lai Châu; Điện Biên; Sơn La

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 24)

Hướng dẫn giải

(*) Tham khảo: Giới thiệu về dân tộc Mường

- Người Mường sinh sống chủ yếu ở tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ và miền Tây Thanh Hóa...

- Người Mường sống định canh, định cư tại những thung lũng hẹp. Họ làm nông nghiệp lúa nước và có thêm nương rẫy phụ trợ. Nghề phụ của dân tộc này trong những tháng nông nhàn là dệt vải, đan lát, ươm tơ và khai thác nguồn lợi từ rừng.

- Trang phục của người Mường không quá cầu kỳ, bao gồm trang phục nam và trang phục nữ.

+ Trang phục nam là áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, có hai túi dưới và đôi khi có thêm túi ngực. Đàn ông Mường cắt tóc ngắn, quấn khăn trắng. Quần nam Mường là quần lá tọa, ống rộng, dùng khăn thắt giữa bụng. Lễ hội thì dùng áo lụa tím hoặc vàng, khăn màu tím than, ngoài khoác áo chùng đen, cài cúc nách.

+ Trang phục nữ độc đáo: khăn đội đầu trắng, yếm, áo cánh màu trắng, thân ngắn, xẻ ngực, váy dài đến mắt cá chân gồm thân váy và cạp váy. Cạp váy là một tác phẩm nghệ thuật tinh xảo và tỉ mỉ với nhiều nét hoa văn mang đậm nét văn hóa truyền thống Đông Sơn. Trang sức gồm vòng tay, chuỗi hạt, bộ xà tích 2 hoặc 4 dây bạc có treo hộp quả đào và móng vuốt hổ, gấu bịt bạc.

- Lễ hội của người Mường diễn ra quanh năm: Lễ sắc bùa, lễ xuống đồng, hội cầu mưa, lễ rửa lá lúa, lễ cơm mới.

- Trò chơi dân gian của người Mường gần gũi với mọi đối tượng của cộng đồng: Thi bắn nỏ, đánh đu, ném còn (có cả ở người Thái). Trò chơi lứa tuổi thiếu niên có đánh cá cắt, trò cò le, trò đánh chó hoặc buôn chó, trò đánh măng, trò chăm chỉ, chằm chăn…

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)