Bài 4. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 18)

Hướng dẫn giải

♦ Hai hình ảnh trên đề cập đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

♦ Chia sẻ hiểu biết:

- Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai:

+ Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa đã làm so sánh lực lượng giữa các nước thay đổi căn bản, khiến cho sự phân chia thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn không còn phù hợp.

+ Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, tạo điều kiện cho các thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức, Italia và Nhật Bản. Các thế lực phát xít là thủ phạm gây ra chiến tranh.

+ Chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ của các nước phương Tây nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô đã tạo điều kiện cho phe phát xít gây chiến.

- Diễn biến chính: Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra trong 6 năm, từ tháng 9/1939 đến tháng 8/1945.

- Hậu quả: Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại.

+ Lôi cuốn khoảng 76 quốc gia vào vòng khói lửa

+ Số quân được huy động tham gia vào chiến tranh lên tới 110 triệu người

+ Khiến cho 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương và thiệt hại về vật chất lên tới 4000 tỉ USD

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 18)

Hướng dẫn giải

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn về thi trường và thuộc địa tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc

- Sự suy thoái kinh tế 1929 – 1933 đã làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, dẫn tới sự hình thành chủ nghĩa phát xít và quân phiệt ở Đức, Nhật Bản và I-ta-li-a, là các thế lực gây ra chiến tranh

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2.a (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 20)

Hướng dẫn giải

- Giai đoạn I: Chiến tranh bùng nổ và lan rộng khắp thế giới (từ 1/9/1939 đến tháng 11/1942)

+ Ngày 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan. Ngày 3/9/1939, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới bắt đầu.

+ Từ tháng 4 – 7/1940, Đức đánh chiếm Pháp, tấn công Anh

+ Mùa hè 1941, Đức chiếm hầu hết các nước tư bản châu Âu

+ Ngày 22/6/1941, Đức tấn công Liên Xô trên dọc tuyến biên giới phía tây. Đến tháng 10, Đức uy hiếp Thủ đô Mát-xcơ-va.

+ Tháng 12 – 1941, Nhật Bản tấn công căn cứ Trân Châu cảng của Mỹ ở Thái Bình Dương, Mỹ chính thức tham gia vào chiến tranh. Chiến tranh lan rộng toàn thế giới.

+ Tháng 1/1942, Mặt trận Đồng minh chống phát xít được thành lập với ba trụ cột là Liên Xô, Mỹ, Anh.

- Giai đoạn II: Quân Đồng minh chuyển sang phản công, chiến tranh kết thúc (từ tháng 11/1942 đến tháng 8/1945)

+ Từ tháng 11/1942 đến tháng 2/1943, Liên Xô phản công và giành thắng lợi trước quân phát xít tại thành phố Xta-lin-grát, tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh: từ phòng ngự chuyển sang phản công.

+ Tháng 6/1944, liên quân Mỹ, Anh và Đồng minh đổ bộ vào Noóc-măng-đi (Bắc Pháp), mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu, giải phóng nước Pháp.

+ 16/4/1945, quân đội Liên Xô mở chiến dịch công phá Béc-lin (Đức). Ngày 9/5/1945, Đức kí văn kiện đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu.

+ Ngày 6 và ngày 9/8/1945, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki của Nhật Bản.

+ Ngày 8/8/1945, Liên Xô mở cuộc tấn công quân Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc. Ngày 15/8/1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2.b (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 20)

Hướng dẫn giải

- Gây ra những hậu quả nặng nề: kinh tế thế giới bị thiệt hại, nhiều hành phố, làng mạc, cơ sở sản xuất công nghiệp bị tàn phá

Hậu quả mà cuộc chiến này để lại vô cùng nặng nề và khủng khiếp, hơn 70 quốc gia với khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại 4000 tỉ Đô, gấp mười lần so với chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 21)

Hướng dẫn giải

- Vì phát xít Đức, I-ta-li-a và quân phiệt Nhật Bản đã gây ra cuộc chiến tranh phi nghĩa, “kẻ gieo gió phải gặt bão”

- Phe phát xít bị phe Đồng minh cùng các dân tộc bị phát xít chiếm đóng và các lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới tiêu diệt với tinh thần chiến đấu và ý chí kiên cường của quân đội các nước

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 21)

Hướng dẫn giải

- Giúp nhân loại thoát khỏi thảm hoạ của chủ nghĩa phát xít

- Tạo nên bước chuyển biến căn bản của tình hình thế giới sau chiến tranh: sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, tương quan giữa các nước tư bản chủ nghĩa thay đổi,...

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 mục 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 21)

Hướng dẫn giải

Vai trò của Liên Xô và các nước Đồng minh trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là: Liên Xô, Anh, Mỹ là lực lượng đi đầu, giữ vai trò trụ cột, quyết định thắng lợi, trong đó Liên Xô có vai trò quyết định nhất

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 21)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 21)

Hướng dẫn giải

- Vai trò của Liên Xô và các nước Đồng minh trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là: Liên Xô, Anh, Mỹ là lực lượng đi đầu, giữ vai trò trụ cột, quyết định thắng lợi, trong đó Liên Xô có vai trò quyết định nhất

- Dẫn chứng:

+ Từ tháng 11/1942 đến tháng 2/1943, Liên Xô phản công và giành thắng lợi trước quân phát xít tại thành phố Xta-lin-grát, tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh: từ phòng ngự chuyển sang phản công

+ Giải phóng các nước ở Đông Âu

+ Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít

+ Tiêu diệt phát xít Đức, Nhật, buộc phải đầu hàng không điều kiện.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 21)

Hướng dẫn giải

- Cần phải bảo vệ nền hòa bình, an ninh cho nhân loại bởi chiến tranh đã gây ra nhiều tổn thương và tổn thất cho nhân loại.

- Hiện nay, vẫn còn một số cuộc xung đột xảy ra ở một số nước. Vì vậy, toàn thế giới cần phải chung sức đấu tranh chống tư tưởng gây chiến, chống thế lực bạo loạn

- Loài người cần mau chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ xung đột, hạn chế tối đa các cuộc chiến tranh đang diễn ra hoặc có nguy cơ diễn ra trên thế giới

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)