Bài 31: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp

Mở đầu (SGK - Trang 117)

Hướng dẫn giải

* Sự khác nhau giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Tiêu chí

Điểm công nghiệp

Khu công nghiệp

Trung tâm công nghiệp

Vùng công nghiệp

Hình thức

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trung bình

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao nhất

Không gian

- Đồng nhất hoặc nằm gần - xa điểm dân cư.

- Phân bố gần nguồn nguyên - nhiên liệu

Ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống. Vị trí thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và liên hệ với bên ngoài

Gắn với các đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.

Không gian rộng lớn, gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp và

trung tâm công nghiệp

Cơ cấu

Gồm 1 - 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên - nhiên liệu công nghiệp hoặc nông sản.

Tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp. Có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và hỗ trợ

Bao gồm: khu công nghiệp, điểm công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp.

 

Có các nhân tố tạo vùng tương đồng. Có vài ngành công nghiệp chủ yếu, tạo nên hướng chuyên môn hoá của vùng.

Sự liên kết

Giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp ít có mối liên hệ với nhau.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao

Có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

Có mối liên hệ mật thiết với nhau trong sản xuất

* Ngành công nghiệp tác động đến môi trường:

- Tích cực: tạo ra các máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Tiêu cực: ô nhiễm môi trường nước và không khí, ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng, cạn kiệt một số nguồn tài nguyên thiên nhiên.

* Định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai:

- Chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật - công nghệ cao.

- Sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp tác động mạnh mẽ đến sự liên kết và phát triển công nghiệp theo ngành, theo vùng.

- Hoạt động sản xuất công nghiệp gắn với sự khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Phát triển theo hướng công nghiệp xanh, hạn chế phát thải khí CO2 và các chất độc hại ra môi trường.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 117)

Hướng dẫn giải

- Quan niệm: tổ chức lãnh thổ công nghiệp là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và sự kết hợp sản xuất trong lãnh thổ trên cơ sở khai thác lợi thế về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, thành tựu khoa học – công nghệ,… nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế – xã hội – môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp:

+ Góp phần sử dụng một cách hợp lí các nguồn lực về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia.

+ Thu hút nguồn lực từ bên ngoài.

+ Đối với các nước đang phát triển, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thủy đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 117)

Hướng dẫn giải

* Phân biệt vai trò của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

- Điểm công nghiệp:

+ Đơn vị cơ sở cho các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác.

+ Giải quyết việc làm tại địa phương.

+ Đóng góp vào nguồn thu của địa phương.

+ Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.

- Khu công nghiệp:

+ Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

+ Thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại.

+ Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lao động.

+ Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Trung tâm công nghiệp: góp phần định hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ và tạo động lực phát triển cho khu vực lân cận.

- Vùng công nghiệp: thúc đẩy hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ, góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực theo lãnh thổ.

* Phân biệt đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

- Điểm công nghiệp:

+ Hình thức tổ chức đơn giản nhất, gồm một số cơ sở sản xuất nằm trong phạm vi của một điểm dân cư hoặc xa điểm dân cư.

+ Các cơ sở sản xuất thường phân bố gần nguồn nhiên, nguyên liệu (hoặc vùng nông sản).

+ Giữa các cơ sở sản xuất không có hoặc có rất ít mối liên hệ với nhau.

- Khu công nghiệp tập trung:

+ Có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.

+ Vị trí phân bố thuận lợi để vận chuyển hàng hóa và liên hệ với bên ngoài.

+ Tập trung tương đối nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp. Các cơ sở này sử dụng chung cơ sở hạ tầng sản xuất; được hưởng quy chế riêng, ưu đãi sử dụng đất, thuế quan; ứng dụng mạnh mẽ thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất; có, khả năng hợp tác sản xuất cao,…

+ Có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và hỗ trợ.

+ Nhiều hình thức: đặc khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, công viên khoa học,...

- Trung tâm công nghiệp:

+ Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi.

+ Gồm các khu công nghiệp, điểm công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp => mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

+ Trong trung tâm công nghiệp gồm nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và bổ trợ.

- Vùng công nghiệp:

+ Hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

+ Có không gian rộng lớn, gồm nhiều điểm, khu và trung tâm công nghiệp, có mối liên hệ mật thiết với nhau trong sản xuất.

+ Có một số hạt nhân tạo vùng tương đồng.

+ Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 118)

Hướng dẫn giải

* Tác động của ngành công nghiệp đến môi trường thể hiện rõ ở hai mặt

- Tích cực: tạo ra các máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. 

=> Ví dụ: Tạo ra các loại máy ép bùn trong xử lý nước thải công nghiệp như máy ép bùn khung bản, máy ép bùn băng tải,… Các loại máy lọc không khí của một số hãng như Sharp, Hitachi, Daikin…

- Tiêu cực: 

+ Ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.

+ Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.

+ Ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng.

+ Tình trạng cạn kiệt một số nguồn tài nguyên thiên nhiên.

=> Ví dụ: Việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng nếu như không được xử lí chất thải đúng quy trình và khai thác có kế hoạch sẽ dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm môi trường: nước, không khí… và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. 

* Cần phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo vì

- Trong quá trình khai thác, vận chuyển và sử dụng các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, than, khí đốt sẽ gây ô nhiễm đến môi trường đặc biệt là môi trường nước, không khí… và khai thác với mức độ quá lớn, không có kế hoạch dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Ngược lại, các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời và địa nhiệt,… sẽ không cạn kiệt trong quá trình sử dụng, hầu hết các địa phương có sẵn rộng rãi và không gây ô nhiễm môi trường. Việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo dẫn đến ít phụ thuộc hơn vào nguồn năng lượng không thể tái tạo như dầu mỏ, than, khí đốt. 

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 119)

Hướng dẫn giải

Các định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai là:

- Chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật - công nghệ cao.

- Sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp (như Cách mạng công nghiệp lần thứ tư) tác động mạnh mẽ đến sự liên kết và phát triển công nghiệp theo ngành, theo vùng.

- Hoạt động sản xuất công nghiệp ngày càng gắn với sự khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Phát triển ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp xanh, nhằm hạn chế phát thải khí CO2 và các chất độc hại ra môi trường.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK - Trang 119)

Vận dụng (SGK - Trang 119)

Hướng dẫn giải

  Vị trí Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Nguồn: Google Maps)

Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (CNC Hòa Lạc) được thành lập theo Quyết định số 198/1998/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 1998. Với quy hoạch tổng thể trên tổng diện tích 1.586 ha được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 621/QĐ-TTg ngày 23/5/2008 và được điều chỉnh quy hoạch vào năm 2016 theo Quyết định số Số: 899/QĐ-TTg. 

Khu CNC Hòa Lạc đang được xây dựng trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, Việt Nam, theo mô hình thành phố khoa học với đầy đủ các dịch vụ tiện ích và những khu chức năng chính bao gồm: khu Phần mềm, khu Nghiên cứu và triển khai, khu Giáo dục và đào tạo, khu Công nghiệp công nghệ cao, khu Trung tâm, khu Dịch vụ,…Sau nhiều năm xây dựng, hiện nay khu CNC Hòa Lạc đã có hình hài khá hoàn thiện. Tính đến hết năm 2019, nơi đây đã thu hút được 91 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là khoảng 86.367 tỷ đồng. Trong đó có 46 dự án đang hoạt động trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, sản xuất và gia công phần mềm, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao thuộc các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa; dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Định hướng phát triển của Khu CNC Hòa Lạc trong thời gian tới là phát triển theo mô hình mở, là đầu mối quan trọng của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, có hạ tầng hiện đại và thông minh, là nơi thúc đẩy phát triển chuỗi hoạt động tri thức và công nghệ giữa trường đại học, tổ chức nghiên cứu và triển khai, doanh nghiệp và thị trường. Đến năm 2030, cơ bản hoàn thành mục tiêu xây dựng và đi vào hoạt động hoàn chỉnh, vận hành theo mô hình đô thị thông minh, góp phần xây dựng thành phố đổi mới sáng tạo Hòa Lạc, là phần lõi của đô thị vệ tinh Hòa Lạc.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)