Bài 30. Làm tròn và ước lượng

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 35)

Hướng dẫn giải

a) Mũi tên chỉ số cân gần số 6 hơn nên khối lượng màu hồng nặng khoảng 6kg.

b) Mũi tên chỉ số cân gần số 5 hơn nên khối lượng của hộp màu vàng nặng khoảng 5 kg.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 36)

Hướng dẫn giải

Viết kết quả làm tròn là 24 thì vẫn đúng vì \(24,0 = \dfrac{{240}}{{10}} = \dfrac{{24}}{1} = 24\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 36)

Hướng dẫn giải

Chữ số ở hàng phần nghìn là chữ số 1.

Chữ số bên phải hàng phần nghìn là số 5 nên ta tăng 1 thêm 1 đơn vị ở hàng phần nghìn. Ta có số được làm tròn là 3,142.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 36)

Hướng dẫn giải

+) Làm tròn số 479 633 tới hàng nghìn :

Chữ số ở hàng làm tròn là chữ số 9.

Chữ số ngay bên phải hàng làm tròn là 6 > 5 nên ta tăng chữ số hàng làm tròn thêm 1 đơn vị; các chữ số sau hàng làm tròn thuộc phần số nguyên nên ta thay bằng chữ số 0 . Khi đó ta được số làm tròn là: 480 000.

+) Làm tròn số 232,142 372 tới hàng đơn vị:

Chữ số ở hàng làm tròn là chữ số 2.

Chữ số ngay bên phải hàng làm tròn là 1 < 5 nên ta giữ nguyên chữ số ở hàng làm tròn; các chữ số sau hàng làm tròn thuộc phần thập phân nên ta bỏ đi hết . Khi đó ta được số làm tròn là: 232.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 37)

Hướng dẫn giải

Dựa vào biển báo, ta thấy xe không quá 25 tấn được phép đi qua cầu.

Khối lượng 9 thùng hàng là:

1,3.9=11,7 tấn.

Khối lượng cả xe và 9 thùng hàng là:

11,7+12=23,7 tấn < 25 tấn

Vậy xe được phép qua cầu. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 7.12 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 37)

Hướng dẫn giải

 a) Chữ số ở hàng làm tròn là số 0.

Chữ số ngay bên phải hàng làm tròn là số 0< 5 nên ta giữ nguyên số 0 ở hàng phần mười. Các chữ số sau hàng làm tròn ở phần thập phân nên ta bỏ đi . Khi đó ta được số làm tròn là: 387,0=387.

b) Chữ số ở hàng làm tròn là số 4.

Chữ số ngay bên phải hàng làm tròn là số 8 > 5 nên ta tăng chữ số ở hàng trăm thêm 1 đơn vị. Các chữ số sau hàng làm tròn ở phần nguyên thì ta thay bởi các chữ số 0, ở phần thập phân thì ta bỏ đi . Khi đó ta được số làm tròn là: 400

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 7.13 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 37)

Hướng dẫn giải

Ta có: \(256,3 + 892,37 + 45 \approx 256+892+45=1193\). Vậy đáp án đúng là C.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 7.14 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 37)

Hướng dẫn giải

Độ dài thanh gỗ là:

6,32:4 = 1,58 (m) \(\approx\) 1,6 (m) (vì chữ số ở hàng ngay bên phải hàng làm tròn là 8>5 nên ta tăng chữ số hàng làm tròn lên 1 đơn vị).

Vậy thanh gỗ gần bằng 1,6m.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 7.15 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 37)

Hướng dẫn giải

149 597 870 700 m = 149 597 870,7 km

Làm tròn số 149 597 870,7 km thành 150 triệu kilômét nghĩa là ta đã làm tròn số đến hàng triệu hoặc hàng chục triệu vì:

+) Nếu làm tròn đến hàng triệu: Chữ số ngay sau hàng làm tròn là 5 nên tăng chữ số ở hàng làm tròn thêm 1 đơn vị. Các chữ số sau hàng làm tròn thay bằng chữ số 0.

+) Nếu làm tròn đến hàng chục triệu: Chữ số ngay sau hàng làm tròn là 9 nên tăng chữ số ở hàng làm tròn thêm 1 đơn vị. Các chữ số sau hàng làm tròn thay bằng chữ số 0.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 7.16 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 37)

Hướng dẫn giải

Ước lượng 15 quyển vở với 6 000 đồng 1 quyển vở thì hết 15. 6 000 = 90 000 đồng.

Ước lượng 5 chiếc bút bi với 3 000 đồng 1 chiếc thì hết 5.3 000 = 15 000 đồng.

10 chiếc bút với 3 000 đồng 1 chiếc thì hết 10. 3 000 = 30 000 đồng.

Vậy sẽ hết gần 90 000+15 000+30 000=135 000 đồng.

Vậy An đủ tiền mua đồ dùng học tập.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)