Bài 3. Thực hành: Tìm hiểu vấn đề việc làm ở địa phương và phân hoá thu nhập theo vùng

Thực hành 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 122)

Thực hành 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 122)

Thực hành 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 123)

Hướng dẫn giải

Nhiệm vụ 1: Báo cáo phân tích vấn đề việc làm ở TP Hồ Chí Minh

- Trong tháng 10.2023, TP.HCM ban hành tiếp nhận 12.211 hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Nếu tính từ đầu năm đến ngày 30.9, TP.HCM đã tiếp nhận 128.477 hồ sơ và ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 125.707 người lao động. So với cùng kỳ năm 2022, số trường hợp nộp hồ sơ tăng 9,3% (tăng 10.945 người) và có quyết định hưởng tăng 11,86% (tăng 13.329 trường hợp).

- Trong tháng 9.2023, TP.HCM có số lao động mất việc là 292 người, từ đầu năm 2023 đến tháng 11/2023 có 46 doanh nghiệp thông báo cho người lao động thôi việc với số lao động mất việc là 4.022 người; tăng 27 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2022, số lao động mất việc tăng 3.847 người.

- Tình hình lao động - việc làm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh còn nhiều khó khăn, buộc phải có những giải pháp giải quyết vấn đề việc làm:

+ Thứ nhất, tăng cường theo dõi, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, lao động, dự báo chính xác tình hình cung - cầu lao động.

+ Đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động, tổ chức sàn giao dịch việc làm. Đồng thời, phổ biến các chương trình đi làm việc ở nước ngoài cho người dân.

+ Đẩy mạnh truyền thông với doanh nghiệp những chính sách hỗ trợ của nhà nước về đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động, tạo điều kiện để người lao động tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

+ Tiếp tục có những giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

=> Ý nghĩa: việc đẩy mạnh giải quyết vấn đề việc làm, kết nối cung cầu lao động trong bối cảnh của TP Hồ Chí Minh có ý nghĩa hướng tới việc làm bền vững, đảm bảo cuộc sống người lao động tốt hơn.

Nhiệm vụ 2: Nhận xét sự phân hóa thu nhập theo vùng ở nước ta: nhìn chung, thu nhập bình quân đầu người một tháng phân theo vùng ở nước ta đã có sự chênh lệch, khác nhau giữa các vùng, cụ thể:

+ Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là 2 vùng có mức thu nhập cao nhất, lần lượt là 5794 nghìn đồng và 5026 nghìn đồng (2021).

+ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có mức thu nhập cao trung bình, lần lượt là 3713 nghìn đồng và 3493 nghìn đồng (2021).

+ Hai vùng có mức thu nhập thấp nhất là Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ, lần lượt là 2856 nghìn đồng và 2838 nghìn đồng (2021).

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)