Bài 3: Đơn vị và sai số trong vật lí

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo trang 15)

Hướng dẫn giải

- Các loại đơn vị đo:

+ Đơn vị đo độ dài: m, km, cm, …

+ Đơn vị đo vận tốc, tốc độ: m/s, km/h, …

+ Đơn vị đo thời gian: giây, giờ, phút, …

+ Đơn vị đo lực: Niuton (N)

- Các loại sai số có thể gặp:

+ Sai số ngẫu nhiên

+ Sai số hệ thống

- Cách hạn chế các loại sai số:

+ Khắc phục sai số ngẫu nhiên: thực hiện nhiều lần đo, lấy giá trị trung bình để hạn chế sự phân tán của số liệu đo.

+ Khắc phục sai số hệ thống: thường xuyên hiệu chỉnh dụng cụ đo, sử dụng thiết bị đo có độ chính xác cao.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 15)

Hướng dẫn giải

Một số đại lượng vật lí và đơn vị của chúng:

+ Quãng đường: m

+ Thời gian: s

+ Nhiệt độ: K

+ Khối lượng chất: mol

+ Năng lượng: J

+ Khối lượng: kg

...

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 16)

Hướng dẫn giải

Thứ nguyên của một đại lượng là quy luật nêu lên sự phụ thuộc vào đơn vị đo đại lượng đó vào các đơn vị cơ bản.

Ví dụ: Tốc độ, vận tốc được biểu diễn bằng đơn vị m/s; km/h nhưng chỉ có một thứ nguyên là L.T-1

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 17)

Hướng dẫn giải

Ta có thứ nguyên của khối lượng m là M, thứ nguyên của thể tích V là L3

=> Thứ nguyên của khối lượng riêng ρ là M.L-3

=> Đơn vị của ρ trong hệ SI là kg/m

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo trang 17)

Hướng dẫn giải

Đơn vị cơ bản của 2 đơn vị trên là: m và A

2,5 pm = 2,5.10-12 m

2 mA = 2.10-3 A

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo trang 17)

Hướng dẫn giải

Vận tốc có thứ nguyên là L.T-1 nên vcó thứ nguyên là L.T-2

=> Thứ nguyên của k là \(\left[ {\frac{{M.L.{T^{ - 2}}}}{{L^2.{T^{ - 2}}}}} \right] = \left[ M/L \right]\)

=> Đơn vị của k là kg/m

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 18)

Hướng dẫn giải

Bước 1: Đặt quả cân lên cân để xác định khối lượng của quả cân

Bước 2: Đo thể tích của quả cân bằng cách đổ nước vào bình chia độ đến một vạch xác định, ghi lại kết quả đó. Sau đó thả quả cân vào bình chia độ, ghi lại kết quả

Vquả cân = Vnước + quả cân – Vnước

Bước 3: Áp dụng công thức tính khối lượng riêng \(\rho  = \frac{m}{V}\) để tính khối lượng riêng của quả cân.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 19)

Hướng dẫn giải

Nguyên nhân gây ra sai số là

+ Hình a: Đặt bút không đúng cách. Cần phải đặt bút song song với thước, một đầu của thước đặt vào vị trí số 0 của thước, đầu còn lại dừng ở vị trí nào của thước thì đó chính là số đo của thước

+ Hình b: Đặt mắt nhìn không đúng cách. Cần phải đặt mắt vuông góc với thước

+ Hình c: Cân điều chỉnh sai số. Cần điều chỉnh kim cân về vạch số 0 của cân.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Chân trời sáng tạo trang 19)

Hướng dẫn giải

Hình a có độ chia nhỏ nhất là 1 cm nên sai số dụng cụ của thước là 1 cm

Hình b có độ chia nhỏ nhất là 1 mm nên sai số dụng cụ của thước là 1 mm.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Chân trời sáng tạo trang 19)

Hướng dẫn giải

Phương án hạn chế sai số khi thực hiện phép đo là: Thường xuyên hiệu chỉnh dụng cụ đo, sử dụng thiết bị đo có độ chính xác cao.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)