Bài 3. Đại lượng tỉ lệ nghịch

Hoạt động 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 16,17)

Hướng dẫn giải

a) Khi m = 0,5 ta có s = 20 : 0,5 = 40

Vậy khi m = 0,5 thì s = 40

Khi m = 1 ta có s = 20 : 1 = 20

Vậy khi m = 1 thì s = 20

Khi m = 2 ta có s = 20 : 2 = 10

Vậy khi m = 2 thì s = 10

b) Ta có: V . t = 100 nên t = 100 : V

Khi V = 50 ta có t = 100 : 50 = 2

Khi V = 100 ta có t = 100 : 50 = 1

Khi V = 200 ta có t = 100 : 200 = 0,5

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành (SGK Chân trời sáng tạo trang 16,17)

Hướng dẫn giải

Xét công thức : \(s = \dfrac{{50}}{m}\) ta thấy s tỉ lệ nghịch với m theo hệ số tỉ lệ 50

Xét công thức : \(x=7y\) ta thấy y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ 7

Xét công thức : \(t = \dfrac{{12}}{v}\) ta thấy t tỉ lệ nghịch với v theo hệ số tỉ lệ là 12

Xét công thức : \(a = \dfrac{{ - 5}}{b}\) ta thấy a tỉ lệ nghịch với b theo hệ số tỉ lệ -5

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 16,17)

Hướng dẫn giải

Vì a và b là chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật nên diện tích = a.b =12

\( \Rightarrow \) b tỉ lệ nghịch với a theo hệ số tỉ lệ là 12.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 17,18)

Hướng dẫn giải

a)      Xét \({x_1};{y_1}\) vì y tỉ lệ nghịch với x nên ta có công thức :

\({x_1}.{y_1} = 1.10 = 10\)\( \Rightarrow \) Hệ số tỉ lệ = 10

b)      Vì x.y = 10 nên ta có :

\(\begin{array}{l} \Rightarrow {x_2}.{y_2} = 2.? = 10 \Rightarrow ? = 5\\ \Rightarrow {x_3}.{y_3} = 3.? = 10 \Rightarrow ? = \dfrac{{10}}{3}\\ \Rightarrow {x_4}.{y_4} = 4.? = 10 \Rightarrow ? = 2,5\\ \Rightarrow {x_5}{y_5} = 5.? = 10 \Rightarrow ? = 2\end{array}\)

c)      Ta thấy tích hai giá trị tương ứng \({x_1}{y_1}\); \({x_2}{y_2}\); \({x_3}{y_3}\); \({x_4}{y_4}\); \({x_5}{y_5}\) không đổi (luôn bằng 10).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 17,18)

Hướng dẫn giải

Vì số trang đọc được 1 phút tăng gấp đôi nên thời gian đọc mới = \(\dfrac{1}{2}\). thời gian đọc cũ.

Ta có tỉ số giữa thời gian đọc xong cùng một quyển sách theo phương pháp mới và cũ của bạn Quỳnh là: \(\dfrac{1}{2}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 17,18)

Hướng dẫn giải

Độ dài quãng đường AB là : 20.6 = 120km

Người đó đi với vận tốc 40km trên quãng đường AB mất : 120 : 40 = 3 giờ

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 20)

Hướng dẫn giải

a)      Vì a tỉ lệ nghịch với b và a = 3, b = -10

Áp dụng công thức tỉ lệ nghịch ta có :

a.b = 3 . (-10) = -30

Vậy hệ số tỉ lệ là -30

b)      Ta có a.b = -30

\( \Rightarrow  a = \dfrac{-30}{b}\)

c)      Theo công thức \(a = \dfrac{-30}{b}\)

Khi b = 2 thì \(a = \dfrac{-30}{2}=-15\)

Khi b = 14 thì \(a = \dfrac{-30}{14}=\dfrac{-15}{7}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 20)

Hướng dẫn giải

a)  Khi x = -8 thì y = -5

Theo công thức tỉ lệ nghịch ta có : x.y = (-5).(-8) = 40

Vậy hệ số tỉ lệ là 40

b)      Khi x = 5 ta có : 5.y = 40 \( \Rightarrow \) y = 8

Khi x = 4 ta có : 4.y = 40 \( \Rightarrow \) y = 10

Khi y = 9 ta có : 9.x = 40 \( \Rightarrow x = \dfrac{{40}}{9}\)

Khi x = 6 ta có : 6.y = 40 \( \Rightarrow y = \dfrac{{40}}{6} = \dfrac{{20}}{3}\)

Khi x = 12 ta có 12.y = 40 \( \Rightarrow y = \dfrac{{40}}{{12}} = \dfrac{{10}}{3}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 20)

Hướng dẫn giải

Gọi thời gian mà 12 người cần để đóng xong chiếc tàu là x ( ngày) (x > 0)

Vì số công nhân tỉ lệ nghịch với số ngày hoàn thành nên theo tính chất 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, ta được:

\(20.60=12.x \Rightarrow x = \dfrac{20.60}{12}=100\)

Vậy nếu chỉ còn 12 công nhân thì họ đóng xong chiếc tàu đó trong 100 ngày.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 20)

Hướng dẫn giải

Hai đại lượng x và y có tỉ lệ nghịch với nhau vì tích x.y luôn không đổi 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)