Bài 27. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở Bắc Trung Bộ

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 113)

Hướng dẫn giải

* Thế mạnh 

- Bắc Trung Bộ có lãnh thổ kéo dài từ bắc xuống nam, hẹp từ đông sang tây với 3 dải địa hình phổ biến là núi và đồi phía tây; đồng bằng ven biển; vùng biển và thềm lục địa phía đông. 

- Địa hình và đất: dải đồng bằng ven biển có đất phù sa, đất cát phù hợp trồng cây công nghiệp hàng năm và cây lương thực. Khu vực gò đồi có diện tích tương đối rộng, thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn; một số nơi có đất badan khá màu mỡ

- Khí hậu: Bắc Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, một số nơi khí hậu phân hoá theo độ cao địa hình

- Nguồn nước: Bắc Trung Bộ có một số hệ thống sông lớn như sông Mã, sông Cả,...; các hồ như hồ Sông Mực, hồ Yên Mỹ,... 

- Rừng: Khu vực đồi núi phía tây ở Bắc Trung Bộ có diện tích rừng tự nhiên lớn, ven biển có rừng phòng hộ chắn cát.

- Biển, đảo: Vùng biển Bắc Trung Bộ có tiềm năng hải sản lớn, đường bờ biển dài, vùng biển rộng, giàu thành phần loài

- Điều kiện kinh tế - xã hội: Bắc Trung Bộ có số dân đông, lực lượng lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và ứng phó với thiên tai. Khoa học - công nghệ trong sản xuất và chế biến được ứng dụng ngày càng rộng rãi, phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp

* Hạn chế

- Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các thiên tai như bão, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, cát bay, cát chảy,... 

- Năng suất lao động chưa cao; cơ sở hạ tầng và vật chất – kĩ thuật còn hạn chế, đặc biệt ở khu vực phía tây gây khó khăn cho hoạt động sản xuất.

* Một số đặc điểm nổi bật:

- Ngành nông nghiệp đóng góp hơn 74% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản của Bắc Trung Bộ.

- Ngành lâm nghiệp đóng góp 6,8% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản của Bắc Trung Bộ.

- Ngành thuỷ sản đóng góp hơn 18% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản của Bắc Trung Bộ.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 113)

Hướng dẫn giải

* Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

- Diện tích: khoảng 51,2 nghìn km²

- Gồm 6 tỉnh là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Trong đó, Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. 

- Bắc Trung Bộ có vùng biển rộng lớn thuộc Biển Đông, có hệ thống đầm, phá tiêu biểu như Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) cùng nhiều đảo, quần đảo như quần đảo Hòn Mê (Thanh Hoá), đảo Biện Sơn (Thanh Hoá), đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị)....

- Bắc Trung Bộ giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ và nước láng giềng Lào. 

- Vị trí địa lí Bắc Trung Bộ thuận lợi cho việc kết nối giữa các tỉnh phía bắc với các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây của tiểu vùng sông Mê Công, là cửa ngõ ra biển của các nước láng giềng.

* Đặc điểm dân số

- Năm 2021, Bắc Trung Bộ có số dân khoảng 11,2 triệu người (chiếm 11,3% số dân cả nước), mật độ dân số là 218 người/km². 

- Dân cư phân bố tập trung ở khu vực đồng bằng ven biển, thưa thớt ở khu vực núi phía tây. 

- Bắc Trung Bộ có nhiều thành phần dân tộc như Kinh, Thái, Mường, Tày,... 

- Tỉ lệ dân thành thị chiếm khoảng 25,5% số dân của Bắc Trung Bộ. Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 48,9%.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II.1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 114)

Hướng dẫn giải

* Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

- Diện tích: khoảng 51,2 nghìn km²

- Gồm 6 tỉnh là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Trong đó, Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. 

- Bắc Trung Bộ có vùng biển rộng lớn thuộc Biển Đông, có hệ thống đầm, phá tiêu biểu như Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) cùng nhiều đảo, quần đảo như quần đảo Hòn Mê (Thanh Hoá), đảo Biện Sơn (Thanh Hoá), đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị)....

- Bắc Trung Bộ giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ và nước láng giềng Lào. 

- Vị trí địa lí Bắc Trung Bộ thuận lợi cho việc kết nối giữa các tỉnh phía bắc với các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây của tiểu vùng sông Mê Công, là cửa ngõ ra biển của các nước láng giềng.

* Đặc điểm dân số

- Năm 2021, Bắc Trung Bộ có số dân khoảng 11,2 triệu người (chiếm 11,3% số dân cả nước), mật độ dân số là 218 người/km². 

- Dân cư phân bố tập trung ở khu vực đồng bằng ven biển, thưa thớt ở khu vực núi phía tây. 

- Bắc Trung Bộ có nhiều thành phần dân tộc như Kinh, Thái, Mường, Tày,... 

- Tỉ lệ dân thành thị chiếm khoảng 25,5% số dân của Bắc Trung Bộ. Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 48,9%.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II.2.a (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 116)

Hướng dẫn giải

Năm 2021, ngành nông nghiệp đóng góp hơn 74% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản của Bắc Trung Bộ.

* Trồng trọt

- Cây công nghiệp: 

+ Phát triển một số cây công nghiệp lâu năm như cà phê (Nghệ An, Quảng Trị); cao su, hồ tiêu (Quảng Bình, Quảng Trị); chè (Nghệ An, Hà Tĩnh).

+  Các cây công nghiệp hàng năm như lạc, mía,... được trồng nhiều ở các đồng bằng thuộc Thanh Hoá, Nghệ An,...

- Cây ăn quả: 

+ Phát triển nhanh ở nhiều địa phương. Sản phẩm chủ yếu là cam, bưởi,.. 

+ Việc ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn, hướng tới xuất khẩu trong trồng cây ăn quả được đẩy mạnh. 

+ Các tỉnh có diện tích cây ăn quả lớn là Nghệ An, Hà Tĩnh.

- Cây lương thực: 

+ Chủ yếu là lúa, ngô. Bắc Trung Bộ đã hình thành những vùng sản xuất lúa giống, lúa gạo thương phẩm, áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh lúa để tăng năng suất. 

+ Bắc Trung Bộ đẩy mạnh trồng các giống ngô mới cho hiệu quả kinh tế cao như ngô sinh khối, ngô ngọt. Cây lương thực được trồng nhiều ở đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.

* Chăn nuôi

- Chăn nuôi gia súc lớn phát triển ở các khu vực đồi trước núi, trong đó Nghệ An có quy mô đàn trâu và bò lớn nhất nước ta (năm 2021). 

- Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung ở những địa bàn trồng cây lương thực, chủ yếu tại các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II.2.b (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 117)

Hướng dẫn giải

- Năm 2021, ngành lâm nghiệp đóng góp 6,8% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản của Bắc Trung Bộ. 

+ Trong cơ cấu diện tích rừng, rừng đặc dụng chiếm 19%, rừng phòng hộ chiếm 28%, rừng sản xuất chiếm 53%.

- Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng: diện tích rừng trồng ở Bắc Trung Bộ có xu hướng tăng; phát triển trồng rừng phòng hộ và trồng rừng gỗ lớn; nâng cao chất lượng cây giống, áp dụng quy trình kĩ thuật chăm sóc rừng trồng theo tiêu chuẩn. 

+ Bắc Trung Bộ đẩy mạnh khoanh nuôi rừng tự nhiên, bảo vệ các vườn quốc gia, phòng chống cháy rừng; ứng dụng công nghệ trong trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng; thực hiện mô hình quản lí rừng bền vững. 

+ Nghệ An có khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên của cả nước.

- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: Bắc Trung Bộ đẩy mạnh hoạt động chế biến và xuất khẩu gỗ. 

+ Sản lượng gỗ khai thác có xu hướng tăng, đạt gần 4,8 triệu m³, chiếm khoảng 25% sản lượng gỗ khai thác cả nước (năm 2021). 

+ Bắc Trung Bộ hình thành một số cơ sở chế biến sâu các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

+ Nghệ An, Quảng Trị dẫn đầu về sản lượng gỗ khai thác của Bắc Trung Bộ.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II.2.c (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 118)

Hướng dẫn giải

- Trong những năm gần đây, Bắc Trung Bộ phát triển mạnh khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. 

- Năm 2021, ngành thuỷ sản đóng góp hơn 18% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản của Bắc Trung Bộ.

- Khai thác thuỷ sản: 

+ Năm 2021, sản lượng khai thác chiếm khoảng 13% cả nước. 

+ Bắc Trung Bộ đẩy mạnh đánh bắt xa bờ; tăng số lượng tàu công suất lớn; nâng cấp phương tiện, ngư cụ, ứng dụng công nghệ, đổi mới thiết bị như máy định vị,... nâng cao hiệu quả khai thác.

+ Các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Bình dẫn đầu sản lượng thuỷ sản khai thác và quy mô tàu lớn của Bắc Trung Bộ.

- Nuôi trồng thuỷ sản: 

+ Bắc Trung Bộ phát triển nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn như tôm hùm, nhuyễn thể, rong biển,... và sản xuất giống. 

+ Bắc Trung Bộ tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản; chú trọng ứng dụng khoa học – kĩ thuật, công nghệ; phát triển nuôi trồng quy mô công nghiệp. 

+ Nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở Thanh Hoá, Nghệ An.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 118)

Hướng dẫn giải

Ví dụ về lâm nghiệp

+ Rừng có nhiều loài gỗ quý như táu, lim, sến, săng lẻ, lát hoa,... và các lâm sản khác như tre, song mây,... 

+ Bắc Trung Bộ có các vườn quốc gia như Bến En, Pù Mát, Phong Nha – Kẻ Bàng,...; khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An. 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 118)

Hướng dẫn giải

loading...
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG Ở BẮC TRUNG BỘ, GIAI ĐOẠN 2010 – 2021

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 118)

Hướng dẫn giải

Báo cáo mô hình trồng rừng Keo lai ở tỉnh Nghệ An

Tỉnh Nghệ An có diện tích rừng lớn nhất cả nước, với hơn 1,16 triệu ha, chiếm 71,6% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Trong những năm qua, Nghệ An đã triển khai nhiều mô hình trồng rừng hiệu quả, góp phần nâng cao độ che phủ rừng và cải thiện môi trường sinh thái.

Một trong những mô hình tiêu biểu là mô hình trồng rừng Keo lai.

* Mục tiêu

- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.

- Bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn đất.

- Tăng thu nhập cho người dân.

* Đối tượng

- Các hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã có đất lâm nghiệp.

- Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp.

* Nội dung

- Chọn giống: Giống Keo lai F1, F2 có năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.

- Trồng rừng:

+ Thời vụ: Trồng vào mùa xuân hoặc mùa thu.

+ Mật độ: 2.000 - 3.000 cây/ha.

+ Kỹ thuật trồng: Đào hố, bón lót, vun gốc,...

- Chăm sóc:

+ Phát quang, dọn cỏ, vun xới.

+ Bón phân theo từng giai đoạn phát triển của cây.

+ Phòng trừ sâu bệnh.

- Thu hoạch: Cây Keo lai được thu hoạch sau 5 - 7 năm.

- Kết quả:

+ Mô hình trồng rừng Keo lai đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Năng suất gỗ đạt 20 - 30 m3/ha/năm.

+ Thu nhập từ trồng rừng Keo lai cao hơn so với các loại cây trồng khác.

+ Mô hình đã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn đất.

* Hạn chế

- Cây Keo lai dễ bị sâu bệnh tấn công.

- Giá gỗ Keo lai biến động theo thị trường.

* Giải pháp

- Áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.

- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ gỗ Keo lai ổn định.

=> Mô hình trồng rừng Keo lai ở tỉnh Nghệ An là một mô hình hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)