Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt

Tìm hiểu thêm (SGK Cánh diều - Trang 119)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Tác hại của hiệu ứng nhà kính lên môi trường và trái đất:

- Biến đổi khí hậu: Mùa đông càng ẩm, mùa hè càng khô, hạn hán nặng, lượng mưa tăng,….

- Hiện tượng băng tan làm nước biển dâng khiến đất đai bị nhiễm mặn, chất lượng và số lượng nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt của con người, cho nông nghiệp, công nghiệp bị ảnh hưởng, …..

- Nóng lên toàn cầu: Sa mạc ngày càng mở rộng, hệ sinh thái bị biến đổi, ….

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Thí nghiệm 1 (SGK Cánh diều - Trang 120)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Quan sát thí nghiệm ta thấy: Chiếc đinh gắn ở thanh đồng rơi xuống trước, tiếp theo là đinh gắn ở thanh nhôm và cuối cùng là đinh gắn ở thanh thủy tinh.

- Kết luận về tính dẫn nhiệt của chất làm các thanh: Đồng dẫn nhiệt tốt hơn nhôm, nhôm dẫn nhiệt tốt hơn thủy tinh.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Thí nghiệm 2 (SGK Cánh diều - Trang 120)

Hướng dẫn giải

Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm chưa bị nóng chảy.

Từ thí nghiệm này có thể rút ra nhận xét: nước là chất dẫn nhiệt kém.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong (acc...)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 6 (SGK Cánh diều - Trang 121)

Hướng dẫn giải

Bộ phận dẫn nhiệt tốt là thân nồi.

Bộ phận cách nhiệt tốt là tay cầm.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong (acc...)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Cánh diều - Trang 122)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Nút phích: là phần bảo vệ nước bên trong khỏi bụi bẩn và côn trùng.

Lớp tráng bạc: có tác dụng ngăn sự truyền nhiệt ra ngoài giữ nước nóng lâu.

Vỏ: có tác dụng bảo quản ruột phích.

Chân không: giúp nhiệt không truyền được ra bên ngoài. 

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Cánh diều - Trang 122)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Trên ven biển, vào những trưa hè nóng, mặt đất trở nên rất nóng so với mặt biển. Điều này xảy ra vì mặt biển có khả năng hấp thụ và giải tỏa nhiệt tốt hơn so với đất liền. Khi bức xạ mặt trời chiếu vào mặt đất, nhiệt độ của nó sẽ tăng lên và phát ra nhiệt, làm nóng không khí xung quanh.

Trong khi đó, mặt biển vẫn giữ được nhiệt độ thấp hơn do tính chất cản nhiệt của nước. Do đó, không khí trên mặt biển sẽ mát hơn so với không khí trên đất liền. Khi không khí trên mặt biển mát hơn, nó sẽ tạo ra một hiện tượng gọi là gió biển, tức là sự chuyển động của không khí từ biển vào đất liền.

Gió biển có tốc độ thường khá mạnh, do khối lượng không khí lớn từ mặt biển chuyển sang đất liền để thay thế không khí nóng bốc lên từ đất. Hiện tượng này được gọi là gió thổi từ biển vào đất liền.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)