Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Câu hỏi mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 119)

Hướng dẫn giải

- Cách bảo quản của cửa hàng tạp hóa là sai do theo thông tin trên nắp hộp, cần bảo quản sữa chua ở điều kiện lạnh với nhiệt độ 6 oC – 8 oC.

- Giải thích hiện tượng nắp hộp sữa chua bị phồng lên: Ở điều kiện từ 28 – 30 oC, vi khuẩn lactic trong hộp sữa chua không bị ức chế nên tiếp tục hoạt động lên men tạo lactic acid, tạo ra bọt khí CO2 và nước. Khí CO2 sinh ra làm cho nắp hộp sữa chua bị phồng lên.

(Trả lời bởi SonGoku)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 119)

Hướng dẫn giải

- Số lượng tế bào vi khuẩn E.coli tăng gấp đôi sau mỗi lần phân chia.

- Khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật: Sinh trưởng ở vi sinh vật là sự gia tăng số lượng cá thể của quần thể vi sinh vật.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 119)

Hướng dẫn giải

Nói sinh trưởng ở vi sinh vật là sinh trưởng của quần thể vì: Tuy vi sinh vật có sự gia tăng về kích thước và khối lượng nhưng vì chúng có kích thước rất nhỏ nên khó nhận ra sự thay đổi này. Bởi vậy, sinh trưởng

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 119)

Hướng dẫn giải

Vì kích thước của vi sinh vật nhỏ hơn so với các sinh vật đa bào (tỉ lệ S/V của vi sinh vật lớn hơn so với sinh vật đa bào) nên tốc độ sinh trưởng và sinh sản của quần thể quần thể vi sinh vật nhanh hơn rất nhiều so với các sinh vật đa bào

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 120)

Hướng dẫn giải

Đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục:

- Pha tiềm phát: Vi khuẩn thích nghi với môi trường sống mới, chúng tổng hợp các enzyme trao đổi chất và các nguyên liệu để chuẩn bị cho quá trình phân chia.

- Pha luỹ thừa: Vi khuẩn trao đổi chất, sinh trưởng mạnh và tốc độ phân chia của vi khuẩn đạt tối đa do chất dinh dưỡng dồi dào.

- Pha cân bằng: Song song với quá trình phân chia, vi khuẩn bị chết do chất dinh dưỡng giảm dần. Số lượng tế bào vi khuẩn sinh ra cân bằng với số lượng tế bào vi khuẩn chết đi.

- Pha suy vong: Số lượng vi khuẩn chết tăng dần do chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy nhiều.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 120)

Hướng dẫn giải

- Giải thích đường cong sinh trưởng trong nuôi cấy liên tục:

+ Ở pha tiềm phát, đường cong sinh trường thể hiện số lượng tế bào lúc bắt đầu nuôi cấy, lúc này các tế bào vi sinh vật bắt đầu thích nghi với môi trường nên số lượng tế bào sống bằng tế bào chết đi.

+ Ở pha lũy thừa, đường cong sinh trưởng tăng do mật độ bắt đầu tăng, và đạt cực đại tại cuối pha. Trong pha này, các tế bào đã thích nghi được với môi trường nên số lượng tế bào sinh ra nhiều hơn so với tế bào chết đi.

+ Ở pha cân bằng, đường cong sinh trưởng hầu như thẳng do mật độ hầu như không thay đổi. Lúc này dinh dưỡng bắt đầu thiếu hụt dần nên số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết.

+ Ở pha suy vong, đường cong sinh trường giảm xuống do dinh dưỡng cạn kiệt đồng thời các chất độc hại cho sự sinh trưởng của quần thể được tích lũy nên số lượng tế bào chết đi lớn hơn số lượng tế bào sinh ra làm mật độ tế bào suy giảm.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 120)

Hướng dẫn giải

- Giống nhau: Sự sinh trưởng của của quần thể vi khuẩn trong cả hai môi trường nuôi cấy liên tục và không liên tục đều trải qua 3 giai đoạn pha tiềm phát, pha lũy thừa và pha suy vong.

- Khác nhau: Ở môi trường nuôi cấy không liên tục, dinh dưỡng là có hạn nên khi bắt đầu cạn kiệt dinh dưỡng, quần thể vi khuẩn bắt đầu giảm dần (pha suy vong), nhưng ở môi trường nuôi cấy liên tục, do dinh dưỡng được cung cấp liên tục nên quần thể vi sinh vật luôn được duy trì và có thể tăng lên ở pha cân bằng, do đó không có pha suy vong ở môi trường này.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 122)

Hướng dẫn giải

- Hình thức nhân đôi:

+ Có ở cả sinh vật nhân sơ và nhân thực.

+ Phân tử DNA của tế bào mẹ nhân đôi, tế bào kéo dài ra, tách thành hai phần bằng nhau và tạo thành hai cơ thể con.

- Hình thức bào tử vô tính:

+ Có ở cả sinh vật nhân sơ và nhân thực.

+ Bào tử khi gặp điều kiện thuận lợi mới nảy mầm tạo thành cơ thể mới.

+ Ở sinh vật nhân sơ: ADN nhân đôi nhiều lần, sợi sinh khí kéo dài và cuộn lại hình thành dãy các bào tử, mỗi bào tử chứa 1 ADN.

+ Ở sinh vật nhân thực: Tế bào nguyên phân nhiều lần tạo các bào tử độc lập.

- Hình thức nảy chồi:

+ Có ở sinh vật nhân thực.

+ Bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ nhân đôi, tạo thành hai nhân. Tế bào mẹ mọc thành u lồi, một nhân và tế bào chất di chuyển vào u lồi tạo thành chồi. Chồi có thể dính liền với cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn hoặc tách ra tạo thành cơ thể mới.

- Hình thức bào tứ hữu tính:

+ Có ở sinh vật nhân thực.

+ Có sự giảm phân để tạo các giao tử khác giới và kết hợp của hai loại giao tử để tạo cơ thể mới.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 122)

Hướng dẫn giải

Trong chu trình sống của nấm sợi có sự xen kẽ thế hệ giữa giai đoạn đơn bội và lưỡng bội, giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Trong đó, nấm sợi sinh sản vô tính bằng bào tử còn sinh sản hữu tính bằng hình thức tiếp hợp giữa sợi âm và sợi dương.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 122)

Hướng dẫn giải

- Các yếu tố hóa học:

+ Các chất dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng của vi sinh vật.

+ Chất sát khuẩn: là các chất có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế không chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh nhưng không làm tổn thương đến da và mô sống của cơ thể.

+ Chất kháng sinh: là những hợp chất hữu cơ có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế chọn lọc vi sinh vật gây bệnh theo nhiều cơ chế khác nhau, như ức chế tổng hợp thành tế bào, protein, nucleic acid,...

- Các yếu tố vật lí:

+ pH: Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hoá vật chất trong tế bào, hoạt tính enzyme,... Mỗi loại vi sinh vật có thể tồn tại và hoạt động tốt nhất trong một phạm vi pH nhất định.

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hoá trong tế bào. Mỗi loại vi sinh vật có thể tồn tại và hoạt động tốt nhất trong một phạm vi nhiệt độ nhất định.

+ Độ ẩm: Nếu không có nước, vi sinh vật sẽ ngừng sinh trưởng và hầu hết sẽ chết. Nhu cầu độ ẩm ở mỗi loại vi sinh vật là khác nhau.

+ Áp suất thẩm thấu: Khi đưa vi sinh vật vào môi trường ưu trương, tế bào vi sinh vật sẽ bị mất nước, gây co nguyên sinh, do đó chúng không phân chia được.

+ Ánh sáng: Ánh sáng tác động đến quá trình quang hợp ở vi khuẩn quang tự dưỡng, ngoài ra, ánh sáng còn ảnh hưởng đến sự hình thành bào tử, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng. Những tia sáng có bước sóng ngắn có thể ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn bằng cách gây đột biến, làm biến tính protein,...

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)