MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ TRONG TỰ NHIÊN
Thứ………..ngày……..tháng………năm………..
Nhóm:…………Lớp:……Họ và tên thành viên:……………………………………..
1. Mục đích thực hiện nghiên cứu.
- Xác định một số sinh vật chủ yếu trong quần xã “Cần Thơ Farm”.
- Nhận diện được các nhóm sinh vật trong quần xã theo cấu trúc chức năng dinh dưỡng.
2. Báo cáo kết quả.
a. Quan sát và mô tả quần xã; xác định một số loài sinh vật chủ yếu trong quần xã.
- Tên quần xã: Cần Thơ Farm.
- Một số thông tin cơ bản giới thiệu về quần xã:
+ Vị trí địa lí: trên cạn.
+ Lịch sử hình thành và phát triển của quần xã: Cần Thơ Farm có diện tích hơn 6.000m2 được thành lập vào năm 2016.
+ Hiện trạng (mô tả tình trạng thực tế): khu vực trồng rau sạch thủy canh và địa canh, nhà ươm cây giống, nhà trồng dưa lưới, ao nuôi cá với sinh cảnh hoa sen vua…
+ Tác động của con người tới quần xã: con người góp phần xây dựng, chăm sóc quần xã, giúp quần xã ngày càng mở rộng và phát triển.
- Một số loài sinh vật chủ yếu:
+ Một số loài thực vật: lan, cây điên điển, xà lách, nho, chuối, sen,…
+ Một số loài động vật: ngỗng, thỏ, gà, cá lóc,…
+ Một số loài nấm lớn: nấm đùi gà, nấm rơm,…
b. Xác định cấu trúc chức năng dinh dưỡng của quần xã.
Bảng 1. Thành phần loài chủ yếu và cấu trúc chức năng dinh dưỡng
của quần xã sinh vật nghiên cứu
STT
Tên loài
Sinh vật
sản xuất
Sinh vật
tiêu thụ
Sinh
vật phân giải
Ghi chú
1
Dương xỉ thân gỗ (Cyathea contaminans)
X
+
2
Lan (Orchidaceae)
X
++++
3
Bèo ong (Salvinia minima)
X
++++
4
Nho sương (Vitis riparia)
X
+++
5
Sen (Nelumbonaceae nucifera)
X
+++
6
Cây Chuối trăm nải (Musaceae chiliocarpa)
X
++
7
Cá lóc (Channa striata)
X
+++
8
Gà (Gallus gallus)
X
+++
9
Thỏ (Oryctolagus cuniculus)
X
+++
10
Nấm đùi gà (Pleurotus Eryngii)
X
++++
3. Kết luận.
- Quần xã Cần Thơ Farm có độ đa dạng cao.
- Quần xã có đủ cấu trúc chức năng dinh dưỡng, gồm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.