Bài 24: Kinh tế Nhật Bản

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 122)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Kinh tế của Nhật Bản trải qua nhiều giai đoạn:

+ Giai đoạn 1955 - 1972: Nhờ thành công của công cuộc tái thiết và phát triển kinh, nên tốc độ tăng GDP của Nhật Bản cao, bình quân khoảng 10%/ năm. Nhật Bản vươn lên trở thành một nước phát triển. Từ năm 1968, kinh tế Nhật Bản đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ.

+ Giai đoạn 1973 - 1992: Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 70 và “thời kì bong bóng kinh tế” năm 1991 đã dẫn đến kinh tế trì trệ kéo dài.

+ Giai đoạn 1992 đến nay: Sau giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao từ năm 2002 đến năm 2006, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào những năm 2007 - 2008 cùng với thiên tai, dịch bệnh khiến tốc độ tăng GDP của Nhật Bản xuống thấp. Năm 2020, Nhật Bản đứng thứ ba thế giới về quy mô GDP sau Hoa Kỳ và Trung Quốc, là thành viên của G7 và G20.

- Cơ cấu kinh tế:

+ Trong cơ cấu kinh tế của Nhật Bản, dịch vụ có tỉ trọng cao nhất (gần 70%), nông nghiệp có tỉ trọng nhỏ nhất (khoảng 1%).

+ Nền kinh tế Nhật Bản phát triển ở trình độ cao, các ngành kinh tế ứng dụng nhiều thành tựu của khoa học - công nghệ.

- Kinh tế Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức, như: dân số già, mức nợ công cao, phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu từ bên ngoài, sự cạnh tranh gay gắt của các nước, thiên tai,...

- Để nâng cao vị thế trong nền kinh tế thế giới, Nhật Bản đang tập trung phát triển kinh tế số (rô-bốt, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thực tế ảo,...).

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 124)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

a) Ngành nông nghiệp:

- Sự phát triển:

+ Sản xuất theo hướng thâm canh với quy mô nhỏ, áp dụng công nghệ tiên tiến, cho năng suất cao với chất lượng hàng đầu thế giới.

+ Trồng trọt chiếm hơn 60% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (2020). Trình độ cơ giới hoá nông nghiệp rất cao. Các sản phẩm chính gồm: lúa gạo, lúa mì, rau, cây ăn quả….

+ Chăn nuôi: tương đối phát triển, tỉ trọng có xu hướng tăng. các vật nuôi chính là bò, lợn, gia cầm.

- Phân bố:

+ Các vùng trồng trọt chính là đảo Hô-cai-đô, tỉnh Cu-ma-mô-tô (đảo Kiu-xiu), tỉnh Ca-ga-oa (đảo Xi-cô-cư), tỉnh A-ki-ta (đảo Hôn-su),...

+ Chăn nuôi bò sữa tập trung chủ yếu ở đảo Hô-cai-đô

b) Ngành lâm nghiệp

- Sự phát triển:

+ Diện tích và tỉ lệ che phủ rừng lớn, rừng trồng chiếm 40% tổng diện tích rừng.

+ Nhật Bản vẫn phải nhập gỗ nguyên liệu và nhiều sản phẩm từ gỗ.

- Phân bố: hầu khắp cả nước.

c) Ngành thủy sản

- Sự phát triển:

+ Khai thác thuỷ sản: có lịch sử phát triển lâu đời; đã đạt đến mức công nghiệp hoá. Sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2020 là 3,2 triệu tấn (đứng thứ tám thế giới). Thuỷ sản khai thác xa bờ chiếm tỉ lệ lớn trong tổng sản lượng. Đội tàu khai thác thuỷ sản của Nhật Bản lớn hàng đầu thế giới (năm 2020).

+ Nuôi trồng thuỷ sản: được chú trọng phát triển. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 1 triệu tấn năm 2020 (đứng thứ 14 trên thế giới). Các loài thuỷ sản được nuôi trồng chủ yếu là tôm, rong biển, trai lấy ngọc, hàu,...

- Phân bố: hầu khắp cả nước.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 125)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Chiếm 29% GDP cả nước.

- Là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản, giá trị sản lượng đứng thứ 2 thế giới.

- Cơ cấu ngành công nghiệp: đa dạng, phát triển mạnh các ngành có kĩ thuật cao.

+ Ngành hiện đại: công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử

+ Ngành truyền thống: Dệt may, Xây dựng.

+ Nhiều ngành có vị thế cao trên thế giới: vi mạch và chất bán dẫn, vật liệu truyền thông, robot, tàu biển, ô tô, xe máy,…

- Phân bố: Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở ven bờ Thái Bình Dương.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 127)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Cơ cấu ngành:

+ Thương mại: đứng thứ 4 thế giới.

+ Giao thông vận tải biển: đứng thứ 3 thế giới, có vai trò đặc biệt quan trọng. Phát triển nhanh, chất lượng, áp dụng coong nghệ hiện đại bậc nhất.

+ Tài chính ngân hàng: đứng đầu thế giới.

+ Du lịch: Nhiều phong cảnh đẹp, thu hút du khách nhiều nơi đạt 31.8 triệu lượt khách vào năm 2019. Đứng thứ 7 thế giới.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 128)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Vùng kinh tế đảo Hô-cai-đô:

+ Diện tích: 83,4 nghìn km2, đóng góp 3,4% GDP cả nước.

+ Rừng chiếm diện tích lớn, khoáng sản chủ yếu là than.

+ Giá trị ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản lớn nhất Nhật Bản, các sản phẩm nông nghiệp chính là lúa mì, khoai tây, rong biển, thịt bò,...

+ Phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, luyện kim đen, sản xuất giấy.

+ Du lịch phát triển mạnh.

+ Các trung tâm kinh tế quan trọng là Xáp-pô-rô, Cu-si-rô.

- Vùng kinh tế đảo Hôn-su:

+ Diện tích: 231,2 nghìn km2 (chiếm khoảng 60% diện tích Nhật Bản), số dân đông nhất, kinh tế phát triển nhất và được chia thành 5 vùng nhỏ là Tô-hô-cư, Can-tô, Chu-bu, Can-sai, Chu-gô-cư.

+ Khí hậu phân hóa theo chiều bắc - nam, đông - tây, có đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh; thường xuyên chịu ảnh hưởng của hoạt động núi lửa và động đất.
+ Nông nghiệp nổi tiếng với lúa gạo, hoa quả, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản,...

+ Công nghiệp phát triển mạnh, phân bố chủ yếu ở bờ biển Thái Bình Dương.

+ Ngành dịch vụ phát triển mạnh nhất Nhật Bản.

+ Các trung tâm kinh tế lớn là Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ca-oa-xa-ki, Ô-xa-ca, Cô-bê, Ky-ô-tô….

- Vùng kinh tế đảo Xi-cô-cư:

+ Diện tích: 18, nghìn km2 (chiếm khoảng 5% diện tích đất nước), đóng góp khoảng 3% GDP cả nước.

+ Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng.

+ Ngành công nghiệp điện tử - tin học, đóng tàu, công nghệ sinh học và công nghệ nano,... rất phát triển.

+ Các trung tâm kinh tế lớn là Cô-chi, Mát-xu-ya-ma.

- Vùng kinh tế đảo Kiu-xiu:

+ Diện tích: 42,2 nghìn km2, đóng góp khoảng 10% GDP của Nhật Bản.

+ Các nông sản chủ yếu là lúa gạo, thuốc lá, cây ăn quả...

+ Các ngành công nghiệp tự động và bán dẫn chiếm ưu thế.

+ Hoạt động thương mại và giao thông vận tải biển phát triển.

+ Các trung tâm kinh tế chính là Phu-cu-ô-ca và Na-ga-xa-ki.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 128)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

* Nhận xét:

- Về GDP: giai đoạn 1961 - 2020 cho thấy sự tăng trưởng GDP của Nhật Bản tuy nhiên có sự biến động.

+ Từ 1961 đến 2010 GDp liên tục tăng, từ 53,5 tỉ USD lên đến 5759,1 tỉ USD.

+ Tuy nhiên từ năm 2010 đến 2020, GDP lại có xu hướng giảm, giảm xuống chỉ còn 5040,1 tỉ USD năm 2020.

- Về tốc độ tăng GDP: tốc độ tăng đầy biến động:

+ Giai đoạn từ 1961 đến 1980 tốc độ tăng GDP giảm mạnh, từ 12,0% năm 1961 xuống chỉ còn 2,8% năm 1980.

+ Năm 1990 tốc độ tăng GDP tăng lên được 4,9% nhưng lại giảm lại về tốc độ 2,8% năm 2000.

+ Năm 2010 tốc độ tăng GDP hồi phục đạt 4,1% nhưng từ đó đến 2020, tốc độ tăng GDP đã tụt dốc mạnh, xuống đến tăng trưởng âm -4,6% năm 2020.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 128)

Hướng dẫn giải

Tham khảo: Robot giúp Nhật Bản giải quyết bài toán nhân công

Robot đang ngày càng phổ biến ở Nhật Bản, nhiều doanh nghiệp tại đây đưa robot vào sử dụng để tiết kiệm nhân công. Như tại các kho hàng, chỉ cần một nhân viên sắp xếp hàng hóa, sau đó ra lệnh trên máy tính thì robot có thể vận chuyển đúng theo mệnh lệnh. Công việc của nhân viên sau đó chỉ là theo dõi qua màn hình giám sát.

Còn tại các nhà hàng, robot chế biến được đưa vào hỗ trợ để làm bếp. Từ nấu mì, trộn với dầu ăn, tất cả đều rất thuần thục vì đã được lập trình, robot này có thể hỗ trợ rất nhiều cho những nhân viên trong quán, giúp nhà hàng tiết kiệm được nhân công. Trước đó, thường thì mỗi khâu như vậy cần tới 1 nhân viên phụ trách.

Robot sử dụng để phục vụ cho đời sống hàng ngày đã không còn xa lạ tại Nhật Bản, xu hướng này còn tăng mạnh hơn trong giai đoạn COVID-19 vừa qua. Các nhà hàng sử dụng robot không chỉ giúp cải thiện năng suất mà còn mang lại sự thích thú cho khách hàng.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)