Bên trong khoá cửa thông minh (Hình 24.1) có một vi điều khiển. Theo em, vi điều khiển đóng vai trò gì trong khoá thông minh này?
Bên trong khoá cửa thông minh (Hình 24.1) có một vi điều khiển. Theo em, vi điều khiển đóng vai trò gì trong khoá thông minh này?
Vi điều khiển được coi là một máy tính thu nhỏ trong một mạch tích hợp. Quan sát Hình 24.2 và cho biết những thành phần nào của máy tính cá nhân được thu nhỏ vào vi điều khiển? Những thành phần nào không được thu nhỏ vào vi điều khiển?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải* Những thành phần của máy tính cá nhân thu nhỏ vào vi điều khiển:
- Bộ nhớ RAM
- Bộ nhớ ROM
- Bộ xử lí trung tâm (CPU)
- Bộ vi điều khiển vào/ ra.
* Những thành phần không thu nhỏ vào vi điều khiển:
- Bộ giao tiếp mạng
- Ổ cứng
- Con chuột
- Bàn phím
- Màn hình
- Thùng giấy
- Loa
(Trả lời bởi datcoder)
Hãy chỉ ra một ứng dụng của vi điều khiển trong thiết bị điện gia dụng.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiỨng dụng của vi điều khiển trong thiết bị điện gia dụng:
- Điều hòa
- Máy giặt
- Tủ lạnh
- Lò vi sóng
- Robot hút bụi
(Trả lời bởi datcoder)
Hình 24.4 minh hoạ quá trình hoạt động của một khoá thông minh. Theo em, vi điều khiển cần có những khối chức năng nào để thực hiện hoạt động này?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTheo em ,vi điều khiển cần có những khối chức năng:
- Khối đầu vào
- Khối đầu ra
- Bộ xử lí trung tâm
- Bộ nhớ
(Trả lời bởi datcoder)
Một vi điều khiển được dùng để điều khiển LED nhấp nháy theo chu kì thay đổi. Hãy cho biết LED cần được kết nối với cổng vào hay cổng ra của vi điều khiển.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTheo em, LED cần được kết nối với cổng ra của vi điều khiển.
(Trả lời bởi datcoder)
Một vi điều khiển có CPU hoạt động ở tần số 1MHz.
1. Một xung nhịp của CPU có chu kì bao nhiêu giây?
2. Biết vi điều khiển cần 100 xung nhịp để hoàn thành một câu lệnh, tính thời gian cần thiết để thực hiện câu lệnh.
3. Biết vi điều khiển được lập trình để điều khiển bật và tắt LED thông qua hai câu lệnh khác nhau, tính tần số nhấp nháy tối đa của LED.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải1. Một xung nhịp của CPU có chu kỳ:
Ta có: 1 MHz = 106 Hz
\(\dfrac{1}{10^6}=10^{-6}\mu\) giây
2.
Ta có: Thời gian thực hiện câu lệnh = (Số xung nhịp cần thiết cho một câu lệnh)/ (tần số CPU)
- Số xung nhịp cần thiết cho một câu lệnh: 100
- Tần số CPU = 1 MHz = 106 Hz
Vậy thời gian thực hiện câu lệnh:
\(\dfrac{100}{1\times10^6}=100\times10^{-6}=0,0001\) giây
3.
Để tính tần số nhấp nháy tối đa của LED, ta cần biết rằng vi điều khiển được lập trình để thực hiện hai câu lệnh khác nhau để bật và tắt LED. Do đó, mỗi chu kì nhấp nháy của LED sẽ gồm hai câu lệnh: một câu lệnh để bật và một cây lệnh để tắt.
Ta biết, vi điều khiển cần 100 xung nhịp để hoàn thành một câu lệnh. Vì vậy, để hoàn thành một chu kì nhấp nháy, cần:
2 × 100 = 200 xung nhịp
Tần số CPU của vi điều khiển là 1 MHz, nghĩa là nó thực hiện 1 × 106 xung nhịp mỗi giây.
Vậy, tần số nhấp nháy tối đa của LED là:
Tần số nhấp nháy = (Tần số CPU)/ (Số xung nhịp mỗi chu kì nhấp nháy)
Thay vào ta được:
\(\dfrac{1\times10^6}{200}=500Hz\)
(Trả lời bởi datcoder)