Bài 23. Tổ chức cơ thể đa bào

Câu hỏi mở đầu bài học (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 79)

Hướng dẫn giải

Sự tổ chức và phối hợp hoạt động với nhau như thế nào trong cơ thể đa bào diễn ra như sau:

- Tế bào là đơn vị cấu trúc

- Các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện các chức năng nhất định hợp lại với nhau tạo thành mô

- Nhiều mô kết hợp tạo nên cơ quan

- Các cơ quan có cùng chức năng kết hợp tạo thành hệ cơ quan 

- Cơ thể được cấu tạo từ các cơ quan và các hệ cơ quan

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 79)

Hướng dẫn giải

Các cấp tổ chức của cơ thể từ thấp đến cao là:

Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 80)

Hướng dẫn giải

1. 

- Cá cóc Việt Nam:

+ Hình A: Tế bào

+ Hình B: Mô 

+ Hình C: Cơ quan

+ Hình D: Hệ cơ quan

+ Hình E: Cơ thể

- Sâm Việt Nam:

+ Hình A: Tế bào

+ Hình B: Mô

+ Hình C: Cơ quan

+ Hình D: Hệ cơ quan

+ Hình E: Hệ cơ quan

2. Tên cơ quan:

- Cá cóc Việt Nam: Tim

- Sân Việt Nam: Lá

   (Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 80)

Hướng dẫn giải

Mô ở người gồm:

– Mô liên kết.

– Mô cơ.

– Mô biểu bì ở da.

Mô ở thực vật gồm có:

– Mô mạch gỗ.

– Mô mạch rây.

– Mô biểu bì.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 81)

Hướng dẫn giải

- Não ở trong hộp sọ

- Tim và phổi ở trong khoang ngực

- Dạ dày, gan, thận, ruột ở trong khoang bụng

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 81)

Hướng dẫn giải

A. Hoa – 4. Tạo ra quả và hạt.

B. Lá – 2. Tổng hợp chất dinh dưỡng cho cơ thể.

C. Thân – 1. Nâng đỡ cơ thể và vận chuyển các chất dinh dưỡng.

D. Rễ – 3. Hút nước và chất khoáng cho cơ thể.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 82)

Hướng dẫn giải

* Hệ cơ quan ví dụ: Hệ tuần hoàn.

1. Hệ tuần hoàn gồm có tim và hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch và mao mạch).

2. Chức năng của hệ tuần hoàn: Vận chuyển các chất dinh dưỡng và khí O2 đến các tế bào và mô trên khắp cơ thể đồng thời vận chuyển các chất thải và khí CO2 đến các cơ quan bài tiết. Trong đó:

- Tim co bóp đẩy máu và hệ mạch.

- Hệ mạch đưa máu đi khắp cơ thể.

* Tham khảo 1 số hệ cơ quan khác:

Hệ cơ quan

Cơ quan cấu tạo

nên hệ cơ quan

Chức năng hệ cơ quan

Hệ tiêu hóa

Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.

Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể, đồng thời đào thải các chất thải trong quá trình tiêu hóa ra ngoài.

Hệ tuần hoàn

Tim và hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch).

Vận chuyển các chất dinh dưỡng và khí O2 đến các tế bào trong cơ thể; vận chuyển chất thải và CO2 từ tế bào đến các cơ quan bài tiết.

Hệ thần kinh

Thần kinh trung ương (não, tủy sống) và hệ thần kinh ngoại biên (hạch thần kinh và dây thần kinh)

Tiếp nhận, xử lí thông tin và điều khiển sự hoạt động các cơ quan trả lời các kích thích của môi trường.

Hệ hô hấp

Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.

Giúp cơ thể trao đổi khí.

Hệ bài tiết

Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

Lọc máu để bài tiết các sản phẩm dư thừa, độc hại,…

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Em có thể 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 82)

Hướng dẫn giải

- Giải thích vì sao khi một cơ quan trong cơ thể bị bệnh hay tổn thương thì cả cơ thể đều bị ảnh hưởng: Mỗi cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể đều có những chức năng riêng nhưng sự hoạt động của chúng đều có sự liên quan mật thiết với nhau để đảm bảo tính thống nhất trong cơ thể. Ví dụ, khi tập thể dục, hệ vận động (cơ và xương) hoạt động với cường độ mạnh kéo theo các hệ cơ quan, hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động để phối hợp: tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu hơn, mồ hôi tiết nhiều hơn,… Sự phối hợp của các cơ quan, hệ cơ quan được điều khiển bởi hệ thần kinh. Từ đó, nếu một cơ quan trong cơ thể bị tổn thương thì tất cả sự hoạt động của các cơ quan khác đều bị ảnh hưởng dẫn tới cả cơ thể bị ảnh hưởng.

- Cách chăm sóc và bảo vệ cơ thể:

+ Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lí để đảm bảo tất cả các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể đều khỏe mạnh, tạo tiền đề cho cơ thể phát triển khỏe mạnh.

+ Bảo vệ, tránh tổn thương cho các cơ quan, hệ cơ quan.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)