Hình 23.1 thể hiện một quần xã sinh vật rừng ngập mặn ven biển. Trong quần xã này, có những quần thể nào cùng tồn tại? Các quần thể có mối quan hệ với nhau như thế nào? Tại sao quần xã sinh vật lại được coi là một cấp độ tổ chức của sự sống?
Hình 23.1 thể hiện một quần xã sinh vật rừng ngập mặn ven biển. Trong quần xã này, có những quần thể nào cùng tồn tại? Các quần thể có mối quan hệ với nhau như thế nào? Tại sao quần xã sinh vật lại được coi là một cấp độ tổ chức của sự sống?
Trình bày các mối quan hệ được thể hiện trong Hình 23.2. Cho ví dụ minh hoạ.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Trong Hình 23.2, các mũi tên nhỏ trong vòng tròn (quần thể) thể hiện mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể; các mũi tên giữa các vòng tròn (quần thể) thể hiện các mối quan hệ giữa các quần thể trong quần xã; các mũi tên lớn thể hiện mối quan hệ giữa các quần thể của quần xã với các nhân tố vô sinh. Vậy có ba mối quan hệ trong một quần xã: (i) Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể; (ii) Mối quan hệ giữa các quần thể trong quần xã; (iii) Mối quan hệ giữa các quần thể của quần xã với các nhân tố vô sinh.
- Ví dụ: Trong quần xã sinh vật rừng tự nhiên, tồn tại các mối quan hệ sau: (i) Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: mối quan hệ qua lại trong quần thể (các con sói có quan hệ hỗ trợ chống kẻ thù, sinh sản; quan hệ cạnh tranh về thức ăn,...); (ii) Mối quan hệ giữa các quần thể trong quần xã (các quần thể sói sử dụng thỏ và một số động vật có kích thước nhỏ hơn làm thức ăn); (iii) Mối quan hệ qua lại giữa quần xã với các nhân tố sinh thái vô sinh (thực vật lấy nước, chất khoáng, khí CO2 để tổng hợp chất hữu cơ; động vật thải ra môi trường khí CO2, các chất thải,...).
(Trả lời bởi datcoder)
Quan sát Hình 23.3 và cho nhận xét về thành phần loài cây có trong hai quần xã.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTrong Hình 23.3, quần xã 1 và quần xã 2 có thành phần loài giống nhau (4 loài). Tuy nhiên, ở quần xã 1, các loài có số lượng bằng nhau, còn ở quần xã 2 có số lượng các loài rất chênh lệch.
(Trả lời bởi datcoder)
Hãy xác định số loài và độ phong phú tương đối của các loài trong quần xã 1 và quần xã 2 (Hình 23.3).
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Quần xã 1 và quần xã 2 đều có 4 loài.
- Độ phong phú tương đối của các loài trong quần xã 1 và quần xã 2:
+ Quần xã 1: Loài A = Loài B = Loài C = Loài D = 5/20 = 1/4.
+ Quần xã 2: Loài A = 2/20; Loài B = 14/20; Loài C = 2/20; Loài D = 2/20.
(Trả lời bởi datcoder)
Lấy ví dụ chứng minh khi loài ưu thế bị loại ra khỏi quần xã thì cấu trúc thành phần loài của quần xã bị biến đổi rất mạnh.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiVí dụ: Khi rừng nguyên sinh bị khai thác mạnh, những cây gỗ lớn ở tầng trên bị biến mất, khiến cho chế độ ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm trong rừng thay đổi (ánh sáng trực xạ tăng, nhiệt độ tăng, độ ẩm giảm). Sự thay đổi đó dẫn đến nhiều loài cây ưa bóng không thể tồn tại, cấu trúc rừng bị thay đổi mạnh cả về thành phần loài và cấu trúc không gian.
(Trả lời bởi datcoder)
Quan sát Hình 23.4, trình bày sự phân bố của các quần thể thực vật trong một kiểu rừng mưa nhiệt đới.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiSự phân bố của các quần thể thực vật trong một kiểu rừng mưa nhiệt đới: Tầng vượt tán gồm các quần thể cây gỗ lớn nhất; Tán rừng cũng gồm những loài cây gỗ lớn nhưng có kích thước nhỏ hơn các loài cây gỗ ở tầng vượt tán, tuy nhiên, tầng này có độ che phủ lớn nhất (tầng ưu thế sinh thái - tán rừng); Tầng dưới tán bao gồm các loài cây gỗ nhỏ, cây bụi và cây gỗ tái sinh; Tầng dưới cùng là tầng cỏ, quyết bao gồm các loài thực vật thân thảo và dương xỉ.
(Trả lời bởi datcoder)
Quan sát Hình 23.5, trình bày sự phân bố của các quần thể theo phương ngang ở quần xã thực vật ven biển.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiSự phân bố của các quần thể theo phương ngang ở quần xã thực vật ven biển: Theo chiều từ đất liền ra biển, các loài thích nghi với điều kiện nồng độ muối tăng dần. Ở ven bờ, vùng triều thấp có các loài thực vật thích nghi với nồng độ muối thấp (ốc, cáy,...); ở phía ngoài có các loài tôm, cá có kích thước lớn hơn.
(Trả lời bởi datcoder)
Lấy thêm ví dụ về sự phân bố của quần thể trong quần xã.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiVí dụ về sự phân bố của quần thể trong quần xã:
- Ở biển, các sinh vật biển phân bố theo các tầng nước khác nhau: Vùng biển khơi mặt (độ sâu < 200 m là nơi sinh sống của cỏ biển), san hô, tôm, cá ngừ, sứa, rùa,… Vùng biển khơi trung: độ sâu từ khoảng 200 – 1000 m), những loài sống ở đây thường là giáp xác như tôm, cua,… Vùng khơi sâu (độ sâu từ khoảng 1000 - 4000 m) là nơi sinh sống của mực, sao biển, bạch tuộc, cá rắn viper,… Vùng biển khơi sâu thẳm (độ sâu từ 4000 – 6000 m) là nơi sinh sống của sâu biển, nhím biển,…
- Ở các hồ nước có sự phân bố của các loài theo tầng: tầng mặt là nơi sống của bèo, tảo lam, trùng roi,..; tầng giữa chủ yếu là nơi sống của các loài tôm, cá; tầng đáy là nơi sống của nhiều loài động vật không xương sống: cua, ốc, trai,.. và vi sinh vật: vi khuẩn, vi nấm,...
(Trả lời bởi datcoder)
Căn cứ vào đặc điểm dinh dưỡng, hãy phân chia các loài sinh vật trong quần xã thành các nhóm khác nhau.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTheo đặc điểm dinh dưỡng, các loài trong quần xã sinh vật được chia thành ba nhóm, với các chức năng dinh dưỡng khác nhau:
- Sinh vật sản xuất: gồm những sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ của cơ thể từ chất vô cơ (sinh vật quang tự dưỡng, sinh vật hóa tự dưỡng).
- Sinh vật tiêu thụ: gồm những sinh vật tổng hợp chất hữu cơ của cơ thể từ chất hữu cơ (động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt,…).
- Sinh vật phân giải: gồm những sinh vật có khả năng phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ (vi khuẩn, nấm,…).
(Trả lời bởi datcoder)
Quan sát Hình 23.6, hãy trình bày cấu trúc chức năng dinh dưỡng của một quần xã sinh vật trong hồ nước ngọt.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCấu trúc chức năng dinh dưỡng của một quần xã sinh vật trong hồ nước ngọt:
- Sinh vật sản xuất: cỏ, bèo, sen, súng, một số loài thực vật thủy sinh khác,...
Sinh vật tiêu thụ: vịt, rùa, cá, rắn nước, tôm, ếch, côn trùng,..
Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm,..
(Trả lời bởi datcoder)