Bài 23: Quần xã sinh vật

Luyện tập mục III (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 154)

Hướng dẫn giải

Hình

Mối quan hệ

Một số ví dụ khác

a, g

Hợp tác

Mối quan hệ giữa cá mập và cá xỉa răng, cò ăn ruồi kí sinh trên cơ thể trâu,…

b

Thực vật sử dụng động vật làm thức ăn

Mối quan hệ giữa cây gọng vó và ruồi, dứa ăn thịt và côn trùng,…

c, d

Cộng sinh

Mối và các loài vi sinh vật phân giải cellulose sống trong ruột mối, cộng sinh giữa hải quỳ và tôm kí cư,…

e

Hội sinh

Mối quan hệ giữa cây dương xỉ tổ chim và cây gỗ lớn, cá ép sống bám trên cá lớn,…

h, i

Kí sinh – vật chủ

Nấm kí sinh trên cơ thể côn trùng, cây tơ hồng kí sinh trên thân gỗ, giun đũa sống trong ruột người,…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 156)

Hướng dẫn giải

Sự phân hoá ổ sinh thái đối với các loài thực vật trong rừng nhiệt đới dẫn đến các loài có sự phân bố theo nhiều tầng tán giúp giảm sự cạnh tranh giữa các loài và các loài có thể tận dụng triệt để được nguồn sống trong môi trường.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 8 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 156)

Hướng dẫn giải

Tác động của một số loài ngoại lai xâm hại đến trạng thái cân bằng của quần xã:

- Tác động của rùa tai đỏ: Rùa tai đỏ có khả năng cạnh tranh mạnh vì có những đặc điểm như trưởng thành sớm, sinh sản mạnh, cạnh tranh thức ăn, nơi đẻ trứng. Khi thoát ra tự nhiên, rùa tai đỏ sẽ cạnh tranh thức ăn, giao phối với rùa bản địa, dẫn đến lấn áp, ức chế hoặc tiêu diệt các loài sinh vật bản địa, đưa đến phá vỡ cân bằng sinh thái.

- Tác động của ốc bươu vàng: Ốc bươu vàng thường cắn ngang cây lúa non hay chồi non từ ngay sau khi sạ cho đến khi cây lúa được 30 ngày tuổi, hoạt động chủ yếu vào sáng sớm, chập tối và ban đêm. Đây là giai đoạn thiệt hại nặng nhất. Khi ốc bươu vàng phát triển ở mật độ cao có thể làm ruộng mất trắng, làm thiệt hại về giống, phải sạ lại nhiều lần, ruộng lúa sinh trưởng không đồng đều khó khăn cho việc chăm sóc và thu hoạch, ảnh hưởng đến năng suất lúa. 

- Tác động của cây mai dương: Cây mai dương gây xâm hại đất nông nghiệp vì chúng phát triển nhanh và làm đất bạc màu, tắc nghẽn dòng chảy, cản trở đi lại… Đồng thời, gây ảnh hưởng đến thực vật, động vật, mất cân bằng sinh thái vì hầu như không có động, thực vật nào khác sinh sống tại nơi cây này phát triển. Bên cạnh đó, cây mai dương chứa chất Mimosin (loại axit amin có thể gây độc) ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái, gây ô nhiễm nguồn nước khi phân huỷ…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 157)

Hướng dẫn giải

- Nếu một loài nào đó trong quần xã bị mất đi đều ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng của quần xã. Tuy nhiên, mức độ mất cân bằng của quần xã còn tuỳ thuộc loài nào bị mất đi. 

- Trong quần xã này, loài cỏ mất đi sẽ gây ra mất cân bằng nghiêm trọng nhất vì nếu không có cỏ, một số loài sử dụng thức ăn là cỏ sẽ bị tiêu diệt và ảnh hưởng đến tất cả các loài khác do vắng mặt của những loài ăn cỏ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)