Bài 22: Khái quát về vi sinh vật

Câu hỏi 6-7 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 108)

Hướng dẫn giải

6/

Các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thường thấy trong phòng thí nghiệm:

- Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi.

- Phương pháp nuôi cấy.

- Phương pháp phân lập vi sinh vật.

- Phương pháp định danh vi khuẩn.

7/ Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật khác: Cấy chuyển, soi tươi, nhuộm gram,...

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 108)

Hướng dẫn giải

• Kích thước của các nhóm vi sinh vật cầu khuẩn, phẩy khuẩn, trực khuẩn,…

- Cầu khuẩn: StaphylococcusDiplococcusStreptococcus,…

- Phẩy khuẩn: Vibrio,…

- Trực khuẩn: Bacillus subtilis,…

• Khả năng hoạt động của vi sinh vật trong môi trường lỏng, đặc:

- Trong môi trường đặc, các vi khuẩn kị khí phát triển ở đáy của cột môi trường.

- Trong môi trường lỏng, cần sục khí để cung cấp oxygen cho các vi khuẩn hiếu khí phát triển.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Bài tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 109)

Hướng dẫn giải

Các tảo gây hiện tượng tảo biển nở hoa có kích thước rất nhỏ, và sống với nhau thành tập đoàn lớn, do đó chúng thuộc vi sinh vật. Vậy thuỷ triều đỏ này là do vi sinh vật gây ra.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Bài tập 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 109)

Hướng dẫn giải

Một vài ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn:

- Vi sinh vật hóa dị dưỡng được ứng dụng trong khử mùi chuồng trại, nước thải chăn nuôi; ứng dụng trong công nghệ thực phẩm như sản xuất rượu, bia, giấm, sữa chua,…; ứng dụng trong sản xuất men vi sinh;…

- Vi sinh vật hóa tự dưỡng được dùng để dản xuất phân bón hữu cơ vi sinh,…

(Trả lời bởi SonGoku)
Thảo luận (1)