Bài 22. Đại lượng tỉ lệ thuận

Hoạt động 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 11,12)

Hướng dẫn giải

Khi t = 1 thì s = v. t = 60.1 = 60 (km)

Khi t = 1,5 thì s = v. t = 60.1,5 = 90 (km)

Khi t = 2 thì s = v. t = 60.2 = 120 (km)

Khi t = 3 thì s = v. t = 60.3 = 180 (km)

t(h)

1

1,5

2

3

s (km)

60

90

120

180

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 11,12)

Hướng dẫn giải

Ta có:

S = v .t

Trong đó: s: quãng đường đi được

v: vận tốc di chuyển

t: thời gian di chuyển

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 11,12)

Hướng dẫn giải

Ta có: s = v . t. Vì v không đổi nên quãng đường s tỉ lệ thuận với thời gian t

t = \(\dfrac{s}{v} = \dfrac{1}{v}.s\). Vì v không đổi nên \(\dfrac{1}{v}\)cũng không đổi. Do đó, thời gian t tỉ lệ thuận với quãng đường s

Chú ý:

Nếu y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ a thì x tỉ lệ thuận với y theo hệ số \(\dfrac{1}{a}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 11,12)

Hướng dẫn giải

Tỉ số khối lượng protein trong đậu tương và khối lượng đậu tương luôn không đổi nên khối lượng protein trong đậu tương có tỉ lệ thuận với khối lượng đậu tương.

Hệ số tỉ lệ là: \(\dfrac{{34}}{{100}} = 0,34\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 11,12)

Hướng dẫn giải

Gọi khối lượng bột sắn dây ông An thu được từ 3 tạ = 300 kg củ sắn dây tươi là x (kg) (x > 0)

Vì tỉ số khối lượng bột sắn dây và khối lượng củ sắn dây tươi luôn không đổi nên khối lượng bột sắn dây và khối lượng củ sắn dây tươi là hai đại lượng tỉ lệ thuận

Áp dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lê thuận, ta có:

\(\dfrac{1}{{4,5}} = \dfrac{x}{{300}} \Rightarrow x = \dfrac{{1.300}}{{4,5}} = 66,(6)\)

Vậy ông An thu được khoảng 66,6 kg bột sắn dây.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 13,14)

Hướng dẫn giải

Gọi khối lượng của mỗi thanh là x, y (g) (x,y > 0)

Vì khối lượng của một vật đồng chất tỉ lệ thuận với thể tích của nó nên \(\dfrac{x}{{10}} = \dfrac{y}{{15}}\) ( tính chất 2 đại lượng tỉ lệ thuận)

Ta thấy, x < y nên theo đề bài, ta có y – x = 40

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\begin{array}{l}\dfrac{y}{{15}} = \dfrac{x}{{10}} = \dfrac{{y - x}}{{15 - 10}} = \dfrac{{40}}{5} = 8\\ \Rightarrow y = 8.15 = 120\\x = 8.10 = 80\end{array}\)

Vậy 2 thanh nặng lần lượt là 80 g và 120 g.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 11,12)

Hướng dẫn giải

Gọi khối lượng 3 phần lần lượt là x,y,z (kg) (x,y,z > 0)

Vì tổng 3 phần là 1 tấn = 1000 kg nên x+y+z = 1000

Vì 3 phần có khối lượng tỉ lệ thuận với 2;3;5 nên \(\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{3} = \dfrac{z}{5}\)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\begin{array}{l}\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{3} = \dfrac{z}{5} = \dfrac{{x + y + z}}{{2 + 3 + 5}} = \dfrac{{1000}}{{10}} = 100\\ \Rightarrow x = 100.2 = 200\\y = 100.3 = 300\\z = 100.5 = 500\end{array}\)

Vậy 3 phần cần chia có khối lượng lần lượt là 200 kg, 300 kg, 500 kg.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 6.17 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 14)

Hướng dẫn giải

Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận, có \(\dfrac{{{y_1}}}{{{x_1}}} = \dfrac{{ - 6}}{2} =  - 3\) nên ta có công thức liên hệ \(y = -3. x\)

x

2

4

5

-3

-6

-0,5

y

-6

-12

-15

9

18

1,5

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 6.18 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 14)

Hướng dẫn giải

a) Ta có: \(\dfrac{5}{{15}} = \dfrac{9}{{27}} = \dfrac{{15}}{{45}} = \dfrac{{24}}{{72}}\) nên 2 đại lượng x, y là hai đại lượng tỉ lệ thuận.

b) Ta có: \(\dfrac{4}{8} = \dfrac{8}{{16}} = \dfrac{{25}}{{50}} \ne \dfrac{{16}}{{30}}\) nên 2 đại lượng x, y không là hai đại lượng tỉ lệ thuận.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 6.19 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 14)

Hướng dẫn giải

Vì y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ a nên y = a.x

Vì x tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ b nên x = b.z

Do đó, y = a.x = a.(b.z ) = (a.b).z ( a.b là hằng số vì a,b là các hằng số)

Vậy y có tỉ lệ thuận với z và hệ số tỉ lệ là a.b

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)