Trao đổi cùng bạn: Kể về một cái cầu mà em biết.
Trao đổi cùng bạn: Kể về một cái cầu mà em biết.
Bạn nhỏ được cha kể những gì về cây cầu vừa bắc xong?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiBạn nhỏ được cha kể về cây cầu vừa bắc xong: Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu, xe lửa sắp qua.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Khi xem ảnh chiếc cầu cha gửi, bạn nhỏ có những liên tưởng gì thú vị?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKhi xem ảnh chiếc cầu cha gửi, bạn nhỏ có những liên tưởng gì thú vị:
- Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ
- Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió
- Con kiến sang ngòi bắc cầu lá tre.
- Cái cầu tre lối sang bà ngoại
- Cầu ao mẹ thường đãi đỗ
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Qua hình ảnh cái cầu tre sang nhà bà ngoại, em có cảm nhận gì về quê hương của bạn nhỏ?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiQua hình ảnh cái cầu tre sang nhà bà ngoại, em cảm nhận quê hương của bạn nhỏ là vùng sông nước và có thuyền buồm tấp nập qua lại.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Bạn nhỏ yêu nhất cây cầu nào? Vì sao?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiBạn nhỏ yêu nhất là cây cầu trong bức ảnh của cha, là "cái cầu của cha”. Vì đối với bạn nhỏ thì đó là cây cầu của cha, do chính cha bắc cho xe lửa chạy qua sông sâu. Điều đó khiến cây cầu vốn xa lạ trở nên gần gũi và thân thương.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Nêu nhận xét của em về bạn nhỏ trong bài thơ.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiBạn nhỏ trong bài thơ là người rất yêu thương cha mẹ, trân quý những điều cha làm ra. Vì thế cậu yêu cái cầu cha vừa bắc qua sông sâu nhất và thân mật gọi là cái cầu của cha. Ngoài ra cậu còn là người rất giàu trí tưởng tượng. Nhìn chiếc cầu của cha, cậu liên tưởng được biết bao nhiêu cái cầu thú vị.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Tìm những hình ảnh so sánh trong bài thơ. Theo em, cách so sánh đó có gì thú vị?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Những hình ảnh so sánh trong bài thơ:
Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại
Như võng trên sông ru người qua lại
=> Điều thú vị: Cách so sánh này làm nổi bật sự chông chênh của câu cầu, khiến câu cầu treo lối sang bà ngoại trở nên sinh động, gần gũi. Ngoài ra còn giúp câu văn trở nên bay bổng.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Bài thơ có những sự vật nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng cách nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiBài thơ có con sáo và con kiến, con nhện được nhân hóa.
Chúng được nhân hóa bằng cách tả chúng giống như con người biết bắc cầu.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Em thích hình ảnh so sánh hay nhân hoá nào trong bài thơ? Vì sao?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiEm thích câu "Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ". Vì đó là câu thơ có hình ảnh rất sáng tạo, đầy ngộ nghĩnh của tác giả khiến con nhện cũng như con người, biết làm việc, biết bắc cầu. Qua đó giúp câu thơ trở nên sinh động, gần gũi.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)