Bài 22: Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo

Câu hỏi 1 (SGK Chân trởi sáng tạo trang 136)

Hướng dẫn giải

- Khi ta đặt lên bàn cân, kim chỉ của cân quay đến một vạch xác định, do cấu tạo của cân có một lò xo, khi đặt vật lên cân, lò xo bị nén vào làm kim chỉ quay, khi bỏ vật ra, lò xo có xu hướng trở lại hình dạng ban đầu nên kim chỉ trở lại vị trí cũ.

- Các lò xo dưới yên xe đạp có công dụng giảm xóc cho người sử dụng.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trởi sáng tạo trang 136)

Hướng dẫn giải

VD: quả bóng cao su

Vì những vật rắn khi chuyển động sẽ bị biến dạng mà tính đàn hồi của quả bóng cao su sẽ làm nó trở về trạng thái ban đầu ngay lập tức.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trởi sáng tạo trang 137)

Hướng dẫn giải

a và c: biến dạng nén

b: biến dạng kéo

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trởi sáng tạo trang 138)

Hướng dẫn giải

Câu trả lời này dùng để tham khảo!

---

a) Đề xuất phương án thí nghiệm đơn giản.

- Bước 1: Đặt lò xo nằm ngang trên mặt bàn, song song với thước thẳng. Đo chiều dài của lò xo khi đó.

 

- Bước 2: Móc 1 đầu lò xo vào 1 điểm cố định (điểm này yêu cầu không bị di chuyển khi làm thí nghiệm), dùng tay kéo 1 đầu còn lại. Sau đó đo chiều dài của lò xo khi đó.

- Bước 3: Thả tay ra để lò xo trở về trạng thái ban đầu. Đo chiều dài lò xo khi đó và so sánh với chiều dài ban đầu để rút ra kết luận.

b) Nếu tiếp tục tăng độ lớn của lực để kéo dãn hai đầu lò xo (có thể dùng máy) thì lò xo tiếp tục dãn. Nếu lực kéo đó tiếp tục tăng lên tới mức vượt quá giới hạn đàn hồi của lò xo thì khi thôi tác dụng lực lò xo không thể trở về hình dạng với chiều dài ban đầu. Lúc đó, lò xo đã bị mất tính đàn hồi.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trởi sáng tạo trang 138)

Hướng dẫn giải

Khi tăng lực tác dụng thì chiều dài của lò xo tăng đều lên.Có nghĩa là,  giới hạn đàn hồi, độ giãn của lò xo tỉ lệ thuật với lực tác dụng.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trởi sáng tạo trang 139)

Hướng dẫn giải

Tính đàn hồi của lò xo giúp giảm thiểu các tác động của động đất gây nên với nhà cao tầng, giúp tăng độ bền vững cho những toà nhà này.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trởi sáng tạo trang 139)

Hướng dẫn giải

 

Việc xác định giới hạn đàn hồi của vật liệu rất quan trọng, mục đích để xác định được độ lớn ngoại lực tác dụng vào vật liệu có thể chịu được tối đa là bao nhiêu và đưa ra lưu ý cho người sử dụng. Để họ tránh tác dụng ngoại lực lớn, vượt quá giới hạn đàn hồi của vật và làm hỏng vật liệu.

  (Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trởi sáng tạo trang 139)

Hướng dẫn giải

- Vật có tính chất đàn hồi: Một viên đất sét, dây cung

- Vật không có tính chất đàn hồi: Một cây bút chì vỏ gỗ, một li thủy tinh.

* Những vật không có tính chất đàn hồi vì khi tác dụng lực vào vật thì vật không bị biến dạng.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trởi sáng tạo trang 139)

Hướng dẫn giải

Ta thấy lò xo bên trái bị biến dạng nhiều hơn lò xo bên phải.

Trong lực như nhau, lò xo có độ cứng lớn hơn thì biến dạng ít hơn nên lò xo bên phải có độ cứng lớn hơn lò xo bên trái.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trởi sáng tạo trang 139)

Hướng dẫn giải

Mục đích: khi người tác dụng lực lên lò xo thì lò xo sẽ xuất hiện lực đàn hồi, lực đàn hồi này có tác dụng làm giảm áp lực xuống mặt đất, thúc đẩy chuyển động của người và bảo vệ gót chân.

   (Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)