Bài 21. Sơ lược về phức chất

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 142)

Hướng dẫn giải

Phức chất là phân tử hoặc ion trong đó có nguyên tử trung tâm liên kết với các phối tử bao quanh bởi liên kết cho nhận: phối tử cho cặp electron chưa liên kết vào orbital trống của nguyên tử trung tâm.

Phức chất có cấu tạo gồm: nguyên tử trung tâm và phối tử.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều - Trang 143)

Hướng dẫn giải

Từ công thức Lewis của NH3, ta thấy phân tử NH3 còn một cặp electron chưa tham gia liên kết. Cặp electron chưa tham gia liên kết này có thể tạo liên kết cho nhận với orbital trống của nguyên tử trung tâm tạo phức chất.

Do đó phân tử NH3 có thể đóng vai trò là phối tử.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Cánh Diều - Trang 143)

Hướng dẫn giải

 

Nguyên tử trung tâm là: Pt2+

Phối tử là: Cl− và NH3

 

(Trả lời bởi mi tall)
Thảo luận (2)

Luyện tập 2 (SGK Cánh Diều - Trang 144)

Hướng dẫn giải

a) Công thức của phức chất: [Cu(OH2)6]2+ hay [Cu(OH2)6]SO4

b) Dạng hình học của phức chất: [Cu(OH2)6]2+

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Cánh Diều - Trang 144)

Bài 1 (SGK Cánh Diều - Trang 145)

Hướng dẫn giải

Nguyên tử trung tâm là: Fe3+

Phối tử là: H2O

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK Cánh Diều - Trang 145)

Hướng dẫn giải

Liên kết cho – nhận trong phức chất [PtC14]2- là: mỗi anion Cl- cho một cặp electron chưa liên kết vào orbital trống của cation Pt2+.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK Cánh Diều - Trang 145)

Hướng dẫn giải

(1) Phức chất có thể mang điện tích hoặc không mang điện tích. ⇒ Đúng.

(2) Phức chất mà nguyên tử trung tâm tạo 4 liên kết ở với các phối tử luôn có dạng hình học là tứ diện. ⇒ Sai vì ngoài dạng hình học là tứ diện còn có thể là dạng vuông phẳng.

(3) Giống như phân tử amionia , phân tử methyl aminecũng có thể đóng vai trò là phối tử do có cặp electron chưa liên kết. ⇒ Đúng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)