Em hãy kể một số hoạt động của Quốc hội (hoặc Chủ tịch nước, Chính phủ) trong thực tiễn và chia sẻ ý nghĩa của hoạt động đó.
Em hãy kể một số hoạt động của Quốc hội (hoặc Chủ tịch nước, Chính phủ) trong thực tiễn và chia sẻ ý nghĩa của hoạt động đó.
Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1/ Quốc hội đã thực hiện chức năng lập pháp như thế nào trong kì họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV?
2/ Chức năng lập hiến, lập pháp của Quốc hội được biểu hiện như thế nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải1. Chức năng lập pháp của Quốc hội:
- Quốc hội đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2013.
- Kì họp thứ 9 Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua 10 luật.
2. Chức năng lập hiến, lập pháp của Quốc hội:
- Chức năng lập hiến của Quốc hội được biểu hiện thông qua hoạt động soạn thảo, sửa đổi, bổ sung, thông qua, ban hành Hiến pháp.
- Chức năng lập pháp của Quốc hội được biểu hiện thông qua hoạt động lập chương trình xây dựng, soạn thảo, thẩm tra, lấy ý kiến, thông qua, ban hành các văn bản luật.
(Trả lời bởi datcoder)
Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1/ Trong nhiệm kì khóa XIV, Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng nào của đất nước?
2/ Theo em, Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề nào để thực hiện chức năng của mình? Nêu ví dụ minh họa.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải1.Trong nhiệm kì khóa XIV, Quốc hội đã quyết định những vấn đề là:
- Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành
- Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía đông giai đoạn 2017- 2020,
- Đề án tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2012-2030, ...
2. Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, những vấn đề liên quan đến việc xây dựng, phát triển nhà nước và nâng cao đời sống của nhân dân, những vấn đề đối nội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh đất nước.
Ví dụ: dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành.
(Trả lời bởi datcoder)
Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Theo em, tại sao hoạt động của Nhà nước cần có sự giám sát tối cao của Quốc hội?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiQuốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và giám sát tối cao hoạt động của các cơ quan, thiết chế chính trị do Quốc hội thành lập trong bộ máy nhà nước.
(Trả lời bởi datcoder)
Em hãy quan sát sơ đồ để trả lời câu hỏi:
Theo em, có thể thay đổi vị trí của các thành phần trong sơ đồ trên được không? Vì sao?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKhông thể tự ý thay đổi vị trí các thành phần trong sơ đồ trên vì cơ cấu tổ chức của Quốc hội đã được quy định tại Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Mỗi cơ quan, cá nhân trong Quốc hội giữ một vị trí, vai trò riêng.
(Trả lời bởi datcoder)
Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1/ Em hãy cho biết, kì họp của Quốc hội có phải là hình thức hoạt động của Quốc hội không. Vì sao?
2/ Nêu các hình thức hoạt động của Quốc hội mà em biết
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải1. Kì họp của Quốc hội là hình thức hoạt động của Quốc hội vì:
- Kì họp là nơi biểu hiện trực tiếp và tập trung nhất quyền lực nhà nước của Quốc hội; đồng thời là nơi thể hiện trí tuệ tập thể của các đại biểu Quốc hội.
- Tại kì họp, Quốc hội thảo luận dân chủ và quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước và của nhân dân; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước.
2. Các hình thức hoạt động của Quốc hội là: kì họp Quốc hội, phiên họp Quốc hội, cuộc họp Quốc hội.
(Trả lời bởi datcoder)
Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Em hãy cho biết, các thông tin trên đề cập đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gì của Chủ tịch nước.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiChức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước là:
- Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
- Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước;
- Quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
(Trả lời bởi datcoder)
Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Dựa vào các thông tin trên, em hãy cho biết hình thức hoạt động của Chủ tịch nước là gì.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiHình thức hoạt động của Chủ tịch nước là:
- Các hoạt động cá nhân: lắng nghe, tìm hiểu đời sống nhân dân, quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của mọi người dân, thăm và tặng quà cho các cá nhân tiêu biểu,...
- Việc ban hành lệnh, quyết định.
- Việc ủy nhiệm cho Phó Chủ tích nước thực hiện một số nhiệm vụ thay thế mình.
(Trả lời bởi datcoder)
Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1/ Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2017/NĐ-CP thể hiện chức năng gì?
2/ Vì sao Chính phủ phải báo cáo với Quốc hội ở phiên họp, kì họp của Quốc hội?
3/ Chức năng hành pháp của Chính phủ là gì? Vì sao Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải1. Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2017/NĐ-CP thể hiện chức năng hành pháp của chính phủ.
2. Chính phủ phải báo cáo với Quốc hội ở phiên họp, kì họp của Quốc hội vì: Luật Tổ chức Chính phủ quy định: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
3. Chính phủ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Chức năng hành pháp của Chính phủ được thể hiện qua các phương diện như:
- Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô, đề xuất định hướng phát triển kinh tế - xã hội
- Đề xuất dự thảo luật trình Quốc hội;
- Ban hành chính sách, kế hoạch cụ thể theo thẩm quyền, an hành các văn bản dưới luật để thực thi các chủ trương, chính sách, văn bản do Quốc hội ban hành: tổ chức thực hiện pháp luật;
- Thiết lập trật tự hành chính, thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia trên cơ sở quy định của pháp luật....
- Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội vì Chính phủ do Quốc hội bầu ra, chịu sự giám sát của Quốc hội.
(Trả lời bởi datcoder)
Dựa vào sơ đồ 2, em hãy trình bài cơ cấu tổ chức của Chính phủ. Kể tên các bộ và cơ quan ngang bộ của nước ta hiện nay.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Cơ cấu tổ chức của Chính phủ:
+ Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao.
+ Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm bộ và cơ quan ngang bộ. Đây là những cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lí nhà nước về một số ngành, lĩnh vực và các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
+ Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ gồm vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập.
- Các bộ và cơ quan ngang bộ của nước ta hiện nay: Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ khoa học và công nghệ, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Bộ xây dựng, Bộ Y tế.
(Trả lời bởi datcoder)