Bài 21: Quần thể sinh vật

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 135)

Hướng dẫn giải

- Ưu thế: Tăng khả năng hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình tìm kiếm thức ăn, chống lại kẻ thù tấn công, duy trì và bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ con non,…

Bất lợi: Mật độ cá thể trong quần thể nhiều có thể làm xuất hiện dịch bệnh; xuất hiện cạnh tranh nhau về nguồn thức ăn, sinh sản; dễ bị phát hiện và săn bắt bởi các loài động vật khác (kể cả con người);…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 135)

Hướng dẫn giải

Các dấu hiệu của một quần thể: các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, sử dụng cùng nguồn sống.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 136)

Hướng dẫn giải

Một số ví dụ khác về mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể và ý nghĩa của mối quan hệ đó:

- Chim bồ nông tập trung thành hàng để tăng hiệu quả bắt cá.

- Sói săn mồi theo bầy đàn để tăng hiệu quả săn mồi.

- Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau là quan hệ hỗ trợ, giúp cây thông có khả năng chống chịu tốt hơn với điều kiện môi trường, dễ dàng lấy chất dinh dưỡng hơn.

- Chim di cư thành đàn giúp chúng không bị lạc nhau, tránh sự tấn công của kẻ thù, rút ngắn thời gian di cư.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 136)

Hướng dẫn giải

Ví dụ

Nguyên nhân

Ý nghĩa

Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật

Do mật độ cây quá cao, thiếu ánh sáng, chất dinh dưỡng không đủ cung cấp cho tất cả cá cây.

Đào thải các cây yếu, giúp số lượng cây duy trì ở mức độ phù hợp, cân bằng với nguồn sống của môi trường.

Cá Pecca châu âu ăn thịt đồng loại

Do nguồn thức ăn khan hiếm.

Phân hoá sức sống của các cá thể cá Pecca, đào thải những cá thể nhỏ, yếu giữ lại các cá thể mang đặc điểm tốt → Đảm bảo sự tồn tại và của loài.

Các con sư tử đực tranh giành lãnh thổ

Tranh giành về nơi ở, nguồn thức ăn, quyền sinh sản.

Bảo vệ nguồn thức ăn, nước uống, nơi ở và nơi sinh sản để không bị xâm phạm bởi các con đực khác.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục II (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 137)

Hướng dẫn giải

Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể vì: 

- Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.

- Cạnh tranh giúp phân hoá sức sống của các cá thể trong quần thể, đào thải những cá thể kém thích nghi và tăng số lượng cá thể có khả năng thích nghi cao trong quần thể.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 137)

Hướng dẫn giải

Sự ổn định về kích thước quần thể giúp đảm bảo số lượng cá thể trong quần thể phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường, có tỉ lệ giới tính phù hợp cho quá trình sinh sản, tăng sự hỗ trợ và giảm sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể, đồng thời, tận dụng được tối đa nguồn sống của môi trường.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục III.1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 137)

Hướng dẫn giải

Khi kích thước quần thể ổn định trong khoảng giá trị từ mức tối thiểu đến mức tối đa sẽ đảm bảo quần thể được duy trì ổn định theo thời gian. Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu, quần thể có nguy cơ bị diệt vong. Ví dụ: Do bị săn bắt, mất môi trường sống nên số lượng cá thể trong quần thể tê giác một sừng tại Việt Nam dần bị suy giảm và hiện nay đã tuyệt chủng hoàn toàn tại Việt Nam.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 138)

Hướng dẫn giải

Cơ chế điều hoà mật độ cá thể của quần thể: Mật độ cá thể của quần thể được duy trì ở mức cân bằng với sức chứa của môi trường bởi sự tác động của các nhân tố sinh thái.

- Khi mật độ cá thể tăng quá cao, sự tác động của các nhân tố sinh thái (nguồn dinh dưỡng, dịch bệnh, vật ăn thịt,...) làm giảm số lượng cá thể của quần thể do mức sinh sản giảm và mức tử vong tăng → mật độ cá thể giảm.

- Khi mật độ cá thể thấp, sự tác động của một số nhân tố sinh thái (nguồn dinh dưỡng tăng, sự cạnh tranh giảm,...) làm tăng số lượng cá thể của quần thể → mật độ cá thể tăng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 138)

Hướng dẫn giải

Ví dụ chứng minh sự ổn định của tỉ lệ giới tính có ý nghĩa trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể: Nhiệt độ ấp trứng ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của cá sấu Mỹ (Alligator missisippiensis), trên 34oC trứng nở ra toàn con đực và dưới 30oC trứng nở ra toàn con cái. Khi nhiệt độ 34oC trong thời gian dài sẽ là cho thế hệ con toàn con đực hoặc khi nhiệt độ 30oC trong thời gian dài sẽ là cho thế hệ con toàn con cái. Dẫn đến tỉ lệ giới tính có sự chênh lệch lớn, các cá thể không thể sinh sản làm quần thể có nguy cơ suy giảm.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 139)

Hướng dẫn giải

a) Quần thể người ở Afghaistan là dạng tháp phát triển: Tháp có dạng đáy lớn, đỉnh hẹp, hai cạnh tháp nằm xiên thể hiện tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản cao; điều này cho thấy quần thể này sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai do tỉ lệ sinh sản cao hơn nhiều so với tỉ lệ tử vong.

b) Quần thể người ở Mỹ và d) quần thể người ở Việt Nam là dạng tháp ổn định: Tháp có hình dạng cân đối với đáy rộng vừa, cạnh tháp gần như thẳng đứng thể hiện mức sinh sản tương đương mức tử vong; điều này cho thấy quần thể này sẽ có xu hướng ổn định kích thước trong tương lai.

c) Quần thể người ở Ý là dạng tháp tuổi suy thoái: Tháp có đáy hẹp, tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản chiếm tỉ lệ thấp; điều này cho thấy sự suy giảm dân số của quần thể trong tương lai.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)