Bài 20. Sự nở vì nhiệt của chất khí

Bài C1 (SGK trang 62)

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn giải:

Giọt nước màu đi lên, chứng tỏ thể tích không khí trong bình khi đó tăng: không khí nở ra.

(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (3)

Bài C2 (SGK trang 62)

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn giải:

Giọt nước màu hồng đi xuống, chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm: không khí co lại


(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (3)

Bài C3 (SGK trang 63)

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn giải:

Do không khí trong bình khi đó bị nóng lên


(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (3)

Bài C4 (SGK trang 63)

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn giải:

Do không khí trong bình khi đó lạnh đi


(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (3)

Bài C5 (SGK trang 63)

Hướng dẫn giải

Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Các chất lỏng, rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (1)

Bài C6 (SGK trang 63)

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn giải:

(1) Tăng;

(2) Lạnh đi;

(3) Ít nhất;

(4) Nhiều nhất


(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (3)

Bài C7 (SGK trang 63)

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn giải:

Trong trường hợp quả bóng bàn bị móp lại đồng thời bị nứt thì khi thả vào nước nóng không thể phồng lên được, vì không khí trong bóng nở ra sẽ theo vết nứt ra ngoài. Nếu quả bóng bàn bị móp, nhưng không bị nứt thì khi thả bóng vào nước nóng, không khí nở ra nhưng không thoát ra ngoài được, nên đẩy vào vỏ và làm phồng bóng lên


(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (3)

Bài C8 (SGK trang 63)

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn giải:

Trọng lượng riêng của không khí được xác định bằng công thức:

d = 10.mVmV

Khi nhiệt độ tăng, khối lượng m không đổi nhưng thể tích V tăng, do đó d giảm. Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn của không khí lạnh, nghĩa là không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh


(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (3)

Bài C9 (SGK trang 63)

Hướng dẫn giải

Khi thời tiết nóng lên, không khí trong bình cầu cũng nóng lên, nở ra đẩy mực nước trong ống thuỷ tinh xuống dưới. Khi thời tiết lạnh đi, không khí trong bình cầu cũng lạnh đi, co lại dẫn đến mức nước trong ống thuỷ tinh khi đó dâng lên. Nếu gắn vào ống thuỷ tinh một băng giấy có chia vạch, thì có thể biết được lúc nào mức nước hạ xuống, dâng lên, tức là khi nào trời nóng, trời lạnh

(Trả lời bởi Nguyễn Đắc Định)
Thảo luận (3)