Bài 20: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Câu hỏi mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 132)

Hướng dẫn giải

- Ý kiến của bạn A là đúng, do mỗi năm cây tăng trưởng tạo thành một vòng gỗ, mỗi vòng có vùng sáng và vùng tối → Mỗi vòng là 1 tuổi.

- Có thể đếm được vòng gỗ của cây bằng cách: Đếm trực tiếp các vòng gỗ dựa vào gốc cây hoặc sử dụng khoan tăng trưởng để lấy mẫu.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 132)

Hướng dẫn giải

Sự sinh trưởng và phát triển của thực vật thay đổi theo từng giai đoạn sống: Ở giai đoạn nảy mầm đến giai đoạn trưởng thành, thực vật tăng nhanh về khối lượng, kích thước, phát triển các cơ quan thực hiện chức năng chuyên hóa. Đến giai đoạn cây ra hoa, quá trình sinh trưởng chậm lại và chúng ngừng sinh trưởng, phát triển khi ở giai đoạn già và cây chết đi.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 132)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Nước và độ ẩm không khí: là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình quang hợp và các hoạt động trao đổi chất khác của cây. Tùy theo đặc điểm sinh lí của từng loại thực vật mà có nhu cầu nước khác nhau.

- Nhiệt độ: ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây nhiệt đới là 25 - 35 độ C.

- Ánh sáng: có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và sự tích lũy các chất trong cây. Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thân mầm và phân hóa mầm hoa.
- Đất và dinh dưỡng khoáng: thực vật cần cung cấp đầy đủ các nguyên tố thiết yếu đa lượng và vi lượng, nếu thiếu các nguyên tố này đều làm cho quá trình sinh trưởng bị ức chế, cây sinh trưởng chậm và năng suất giảm.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 134)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Mô phân sinh đỉnh: nằm ở vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng hình thành nên quá trình sinh trưởng sơ cấp của cây, làm gia tăng chiều dài của thân và rễ. Mô phân sinh đỉnh có cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.

- Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, có chức năng tạo ra sự sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày (đường kính) của thân. Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm.

- Mô phân sinh lóng: nằm ở vị trí các mắt của vỏ thân, có tác dụng gia tăng sinh trưởng chiều dài của lóng (hay các vị trí khác với đỉnh thân). Mô phân sinh lóng chỉ có ở cây Một lá mầm.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 135)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Tiêu chí Sinh trưởng sơ cấpSinh trưởng thứ cấp
Khái niệmSinh trưởng theo chiều dài (hoặc cao)của thân, rễ Sinh trưởng theo chiều ngang (chu vi) của thân và rễ
Nguyên nhânDo hoạt động nguyên phân của các tế bào thuộc mô phân sinh đỉnh.Do hoạt động nguyên phân của các tế bào thuộc mô phân sinh bên.
Đối tượngCây một lá mầm và phần thân non của cây 2 lá mầmCây hai lá mầm
(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 135)

Hướng dẫn giải
 

Vị trí sinh ra

Hướng vận chuyển

Tác dụng sinh lí

 

Auxin

Mô phân sinh đỉnh chồi và lá non, có nhiều trong hạt đang nảy mầm.

Được vận chuyển hướng gốc đến rễ theo mạch rây.

- Kích thích sự kéo dài thân, kích thích hình thành các rễ bên, rễ phụ; điều khiển sự phát triển ủa quả và tăng cường ưu thế ngọn.

- Gây ra tính hướng động của cây.

- Kích thích sự sinh trưởng của quả.

- Làm chậm sự rụng lá, hoa, quả.

Gibberellin

Mô phân sinh đỉnh chồi, rễ, lá non và hạt đang phát triển.

Được vận chuyển theo cả hai chiều, hướng ngọn và hướng gốc theo mạch gỗ và mạch rây.

- Kích thích sự sinh trưởng kéo dài của thân, lóng.

- Phát triển hạt phấn.

- Kích thích sự phát triển và nảy mầm của hạt, củ.

- Kích thích sự ra hoa.

Cytokinin

Được tổng hợp nhiều ở mô phân sinh đỉnh rễ.

Được vận chuyển đến các cơ quan khác theo hệ thống mạch gỗ.

- Kích thích sự phân chia tế bào ở chồi.

- Kích thích chồi bên phân chia mạnh mẽ.

- Kích thích sự nảy mầm của hạt, làm chậm sự già hóa của lá.

- Làm thay đổi ưu thế ngọn.

Abscisic acid

Được tổng hợp ở hầu hết các bộ phận của cây (rễ, hoa, quả).

Được vận chuyển theo hai chiều: hướng ngọn theo mạch gỗ và hướng gốc theo mạch rây.

- Ức chế sinh trưởng, kích thích đóng khí khổng khi cây bị khô hạn, kích thích trạng thái ngủ của hạt.

- Ức chế sự nảy mầm sớm, kích thích lá hóa già, kích thích sự chịu hạn.

Ethylene

Được tổng hợp nhiều trong giai đoạn già hóa của cây và quá trình chín của quả.

Được vận chuyển bằng con đường khuếch tán trong phạm vi hẹp.

- Kích thích sự chín của quả, kích thích sự rụng của lá, quả.

- Ức chế kéo dài thân, kích thích sự giãn của vách tế bào và sinh trưởng ngang; kích thích sự hình thành rễ và lông hút.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 136)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Các hormone trong cơ thể thực vật không tác động riêng rẽ mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tương quan gồm hai mức độ:

- Tương quan chung: Giữa nhóm chất kích thích sinh trưởng và nhóm chất ức chế.

- Tương quan riêng: Giữa hai hoặc một số hormone quyết định đến một biểu hiện sinh trưởng, phát triển của cây

Ví dụ:

- Tương quan của hormone kích thích so với hormone ức chế sinh trưởng: Ví dụ tương quan giữa AAB/GA điều tiết trạng thái ngủ và nảy mầm của hạt, trong hạt nảy mầm GA cao cực đại và AAB thấp, trong hạt khô, GA thấp còn AAB cao.

- Tương quan giữa các hormone kích thích với nhau: Ví dụ: Tương quan giữa Auxin/Cytokinin điều tiết sự phát triển của mô sẹo. Nếu Auxin/Cytokinin < 1→kích thích tạo chồi, nếu Auxin/Cytokinin > 1 → kích thích ra rễ

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 137)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Một số ứng dụng của hormone thực vật trong thực tiễn:

- Sử dụng hormone auxin để hạn chế rụng hoa và quả, tăng tỉ lệ đậu quả ở nhóm cây có múi. Ví dụ: Phun α – NAA (5 – 15 ppm) làm giảm tỉ lệ rụng quả ở cây bông.

- Sử dụng Gibberellin làm tăng chiều cao của một số cây như cây lấy sợi, lấy gỗ,… Ví dụ: Phun GAs (20 – 50 ppm) giúp tăng chiều cao cây đay lên gấp 2 – 2,5 lần.

- Sử dụng Ethylene kích thích ra hoa trái vụ ở một số cây trồng. Ví dụ: Phun ethylene (0,1 – 0,25%) lên bề mặt lá thúc đẩy cây dứa ra hoa trái vụ.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 137)

Hướng dẫn giải

Ý nghĩa của sự tương quan hormone trong trồng trọt: Giúp nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, nguyên liệu,… của con người; ngoài ra còn giúp con người kiểm soát sự phát triển của các loài thực vật.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 138)

Hướng dẫn giải

Quá trình phát triển ở thực vật có hoa: Hạt - Cây con - Cây trưởng thành - Sinh sản - Cây già chết.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)