Bài 2. Tọa độ của một điểm và đồ thị của hàm số

Khởi động (SGK Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn giải

Quan sát bàn cờ ta thấy

- Quân Hậu Trắng đang ở giao của hàng 1 và cột d.

- Tại giao của cột b và hàng 8 là quân Mã đen.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 10,11)

Hướng dẫn giải

Con tàu ở vị trí A cách trục \(Ox\) 8km và cách trục \(Oy\) 4km;

Hòn đảo ở vị trí B cách trục \(Ox\)7km và cách trục \(Oy\)3km.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 10,11)

Hướng dẫn giải

Điểm \(O\) là gốc tọa độ nên \(O\left( {0;0} \right)\)

Từ điểm \(E\) ta vẽ vuông góc với \(Ox;Oy\) cắt \(Ox\) tại – 3  và cắt \(Oy\) tại 4 nên \(E\left( { - 3;4} \right)\).

Từ điểm \(F\) ta vẽ vuông góc với \(Ox;Oy\) cắt \(Ox\) tại 3 và cắt \(Oy\) tại – 5 nên \(E\left( {3; - 5} \right)\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 10,11)

Hướng dẫn giải

Từ điểm \(A\) ta vẽ vuông góc với \(Ox;Oy\) cắt \(Ox\) tại 4  và cắt \(Oy\) tại 8 nên \(A\left( {4;8} \right)\).

Từ điểm \(B\) ta vẽ vuông góc với \(Ox;Oy\) cắt \(Ox\) tại –3 và cắt \(Oy\) tại 7 nên \(B\left( { - 3;7} \right)\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 11,12)

Hướng dẫn giải

Đường thẳng vuông góc với \(Ox\) tại điểm 6 và đường thẳng vuông góc với \(Oy\) tại điểm 4 cắt nhau tại điểm \(A\) như hình vẽ.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 11,12)

Hướng dẫn giải

- Đánh dấu điểm \(C\left( {3;0} \right)\)

Từ điểm 3 trên trục hoành ta vẽ đường thẳng vuông góc với \(Ox\); Từ điểm 0 trên trục tung ta vẽ đường thẳng vuông góc với \(Oy\) (chính là trục \(Ox\)). Giao điểm của hai đường thẳng này chính là điểm \(C\left( {3;0} \right)\);

- Đánh dấu điểm \(D\left( {0; - 2} \right)\)

Từ điểm 0 trên trục hoành ta vẽ đường thẳng vuông góc với \(Ox\)(chính là trục \(Oy\)); Từ điểm -2 trên trục tung ta vẽ đường thẳng vuông góc với \(Oy\). Giao điểm của hai đường thẳng này chính là điểm \(D\left( {0; - 2} \right)\).

- Đánh dấu điểm \(E\left( { - 3; - 4} \right)\)

Từ điểm -3 trên trục hoành ta vẽ đường thẳng vuông góc với \(Ox\); Từ điểm -4 trên trục tung ta vẽ đường thẳng vuông góc với \(Oy\). Giao điểm của hai đường thẳng này chính là điểm \(E\left( { - 3; - 4} \right)\).

Ta có hình vẽ

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 11,12)

Hướng dẫn giải

Để xác định một điểm \(P\) có tọa độ là \(\left( {a;b} \right)\), ta thực hiện các bước sau:

- Tìm trên trục hoành điểm \(a\) và vẽ đường thẳng vuông góc với trục này tại điểm \(a\).

- Tìm trên trục tung điểm \(b\) và vẽ đường thẳng vuông góc với trục này tại điểm \(b\).

- Giao điểm của hai đường thẳng vừa vẽ cho ta điểm \(P\)cần tìm.

Học sinh tự thực hiện trên một bản đồ do thầy cô cung cấp.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 12,13)

Hướng dẫn giải

Để biểu diễn hàm số \(y = f\left( x \right)\) trên mặt phẳng tọa độ ta sẽ biểu diễn tất cả các điểm \(M\left( {x;f\left( x \right)} \right)\) thuộc đồ thị hàm số.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 12,13)

Hướng dẫn giải

Đồ thị hàm số là tập hợp các điểm có tọa độ \(\left( { - 2;2} \right);\left( { - 1;1} \right);\left( {0;0} \right);\left( {1; - 1} \right);\left( {2; - 2} \right)\) được vẽ trên mặt phẳng tọa độ như hình dưới đây:

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Vận dụng 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 12,13)