Bài 2. Một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Công việc của những người lao động trong Hình 2.1:

- Hình a: bảo dưỡng, sửa chữa điện.

- Hình b: vận hành điện.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I (SGK Cánh Diều - Trang 10)

Hướng dẫn giải

1. Đặc điểm ngành nghề thiết kế điện:

- Nghiên cứu, ứng dụng kiến thức về toán, vật lí, kĩ thuật cơ khí và kĩ thuật điện.

- Công việc chính: lựa chọn vật liệu, tính toán kích thước, thông số của thiết bị điện.

- Sản phẩm: bản vẽ thiết kế và tài liệu liên quan.

- Địa điểm làm việc: viện nghiên cứu, trường đại học, công ty tư vấn điện, công ty chế tạo thiết bị điện.

- Người thực hiện: kĩ sư điện, kĩ thuật viên kĩ thuật điện.

2. Các công việc khi thiết kế sản phẩm ở Hình 2.2:

- Nghiên cứu về kiến thức vật lí.

- Nghiên cứu về kích thước, thông số.

- Sử dụng phần mềm hỗ trợ chuyên dụng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II (SGK Cánh Diều - Trang 11)

Hướng dẫn giải

Đặc điểm ngành nghề sản xuất, chế tạo thiết bị điện:

- Là quá trình tạo ra sản phẩm từ hồ sơ thiết kế điện.

- Công việc chính: lựa chọn công nghệ phù hợp, lập kế hoạch sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi chế tạo.

- Địa điểm làm việc: nhà máy sản xuất thiết bị điện.

- Người làm việc: kĩ sư điện, thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục III (SGK Cánh Diều - Trang 11)

Hướng dẫn giải

Đặc điểm ngành nghề lắp đặt điện:

- Là kết nối các thiết bị rời rạc thành một sản phẩm điện hoàn chỉnh.

- Công việc chính: lắp đặt máy phát điện, máy biến áp, hệ thống cung cấp điện, điện phục vụ đời sống, ...

- Người thực hiện: kĩ sư điện, thợ lắp đặt.

- Địa điểm: nhà xưởng, ngoài trời, địa hình phức tạp, môi trường khắc nghiệt.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục IV (SGK Cánh Diều - Trang 12)

Hướng dẫn giải

Đặc điểm ngành nghề vận hành điện:

- Là những thao tác đóng cắt, điều chỉnh đúng quy trình các thiết bị điện và hệ thống điện.

- Công việc chính: vận hành hệ thống trong các trung tâm, vận hành từng thiết bị điện trong hệ thống.

- Người thực hiện: kĩ sư điện, thợ điện.

- Địa điểm: trong nhà, ngoài trời, địa hình phức tạp, môi trường khắc nghiệt.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục V (SGK Cánh Diều - Trang 13)

Hướng dẫn giải

1. Đặc điểm ngành nghề bảo dưỡng, sửa chữa điện:

- Thực hiện định kì hoặc khi có sự cố.

- Bảo dưỡng theo tài liệu hướng dẫn.

- Công việc chính: đo kiểm tra, vệ sinh định kì; sửa chữa, tháo lắp, thay thế bộ phận hư hỏng.

- Người thực hiện: kĩ sư điện, thợ điện.

- Địa điểm: tại nhà xưởng, địa hình phức tạp, môi trường khắc nghiệt.

2. Công việc đang được thực hiện ở Hình 2.6 là:

- Hình a: Bảo dưỡng điện.

- Hình b: Sửa chữa điện.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Cánh Diều - Trang 13)

Hướng dẫn giải

Ngành nghề

Thiết kế điện

Sản xuất, chế tạo thiết bị điện

Lắp đặt điện

Vận hành điện

Bảo dưỡng, sửa chữa điện

Công việc

Lựa chọn vật liệu, tính toán kích thước, thông số của thiết bị điện.

Lựa chọn công nghệ phù hợp, lập kế hoạch sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi chế tạo.

Lắp đặt máy phát điện, máy biến áp, hệ thống cung cấp điện, điện phục vụ đời sống, ...

Vận hành hệ thống trong các trung tâm, vận hành từng thiết bị điện trong hệ thống.

 

Đo kiểm tra, vệ sinh định kì; sửa chữa, tháo lắp, thay thế bộ phận hư hỏng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Cánh Diều - Trang 13)

Hướng dẫn giải

Những ngành nghề liên quan đến việc chế tạo ra đồ dùng điện trong gia đình em:

- Máy giặt: thiết kế điện; sản xuất, chế tạo thiết bị điện; bảo dưỡng, sửa chữa điện.

- Bóng điện: thiết kế điện; sản xuất, chế tạo thiết bị điện; lắp đặt điện; bảo dưỡng, sửa chữa điện.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)