Bài 2. Giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc nhất một ẩn

Bài 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 40)

Hướng dẫn giải

Gọi số tiền mà bác Năm đem đi gửi là \(x\) đồng. Điều kiện: \(x > 0\).

Vì lãi suất là \(6,2\% \)/năm nên số tiền lãi sau năm thứ nhất bác năm nhận được là: \(x.6,2\%  = x.0,062\) (đồng)

Số tiền cả gốc lẫn lãi của bác Năm sau năm thứ nhất là \(x + 0,062x = 1,062x\) (đồng)

Số tiền lãi bác Năm nhận được ở năm thứ hai là: \(1,062x.6,2\%  = \dfrac{{1,062x.6,2}}{{100}}\) (đồng)

Số tiền cả gốc và lãi sau năm thứ hai là: \(1,062x + \dfrac{{1,062x.6,2}}{{100}}\) (đồng)

Vì số tiền bác Năm thu được cả gốc và lãi sau 2 năm là 225 568 800 đồng nên ta có phương trình:

\(1,062x + \dfrac{{1,062x.6,2}}{{100}} = 225568000\)

\(\dfrac{{1,062x.100}}{{100}} + \dfrac{{1,062x.6,2}}{{100}} = \dfrac{{225568800.100}}{{100}}\)

\(1,062x.100 + 1,062x.6,2 = 225568800.100\)

\(106,2x + 6,5844x = 22556880000\)

\(112,7844x = 22556880000\)

\(x = 22556880000:112,7844\)

\(x = 200000000\) (thỏa mãn điều kiện)

Vậy bác Năm đã gửi 200 000 000 đồng vào ngân hàng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 6 (SGK Chân trời sáng tạo trang 40)

Hướng dẫn giải

Gọi số học sinh khối 8 là \(x\)(học sinh). Điều kiện: \(x \in {\mathbb{N}^*};x < 580\).

Vì tổng số học sinh khối 8 và số học sinh khối 9 là 580 học sinh nên số học sinh khối 9 là \(580 - x\) (học sinh).

Khối 8 có số học sinh giỏi chiếm \(40\% \) số học sinh cả khối nên số học sinh giỏi khối 8 là \(40\% x = 0,4x\) (học sinh)

Khối 9 có số học sinh giỏi chiếm \(48\% \) số học sinh cả khối nên số học sinh giỏi khối 9 là \(48\% .\left( {580 - x} \right) = 0,48.\left( {580 - x} \right)\)

Vì cả hai khối có tổng cả 256 học sinh giỏi nên ta có phương trình:

\(0,4x + 0,48\left( {560 - x} \right) = 256\)

\(0,4x + 268,8 - 0,48x = 256\)

\(0,4x - 0,48x = 256 - 268,8\)

\( - 0,08x =  - 12,8\)

\(x = \left( { - 12,8} \right):\left( { - 0,08} \right)\)

\(x = 160\) (thỏa mãn điều kiện)

Khi đó, số học sinh khối 9 là: \(560 - 160 = 400\) (học sinh)

Vậy khối 8 có 160 học sinh và khối 9 có 400 học sinh.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 7 (SGK Chân trời sáng tạo trang 40)

Hướng dẫn giải

Gọi khối lượng dung dịch muối ban đầu là \(x\) (gam). Điều kiện: \(x > 0\)

Vì dung dịch muối chứa \(12\% \) muối nên khối lượng muối có trong dung dịch là \(12\% .x = 0,12x\) (gam).

Sau khi đổ thêm 250 gam nước vào lọ thì khối lượng mới của dung dịch là \(x + 350\) (gam).

Vì khối lượng dung dịch sau chứa \(5\% \) muối nên ta có phương trình:

\(\dfrac{{0,12x}}{{x + 350}}.100 = 5\)

\(\dfrac{{0,12x}}{{x + 350}} = 5:100\)

\(\dfrac{{0,12x}}{{x + 350}} = 0,05\)

\(0,12x = 0,05.\left( {x + 350} \right)\)

\(0,12x = 0,05x + 17,5\)

\(0,12x - 0,05x = 17,5\)

\(0,07x = 17,5\)

\(x = 17,5:0,07\)

\(x = 250\)  (thỏa mãn điều kiện)

Vậy khối lượng của lọ dung dịch ban đầu là 250 gam.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Bài 8 (SGK Chân trời sáng tạo trang 40)

Hướng dẫn giải

Vì nhà bạn Minh đã dùng hết 185 kWh nên số tiền nhà bạn Minh sẽ trả ở 3 mức.

Mức 1: Nhà bạn Minh phải trả cho 50 kWh (50 kWh đầu tiên).

Mức 2: Nhà bạn Minh phải trả cho 50 kWh (từ 51 đến 100 kWh).

Mức 3:  Nhà bạn Minh phải trả cho 85 kWh (từ 101 kWh đến 200 kWh).

Gọi số tiền phải trả cho 1 kWh ở mức 50 kWh đầu tiên là \(x\) (đồng). Điều kiện \(\left( {x > 0} \right)\).

Do đó, số tiền nhà bạn Minh phải trả cho mức đầu tiên là \(50x\) (đồng)

Vì số tiền phải trả cho mỗi kWh ở mức 2 cao hơn 56 đồng so với mức 1 nên số tiền phải trả cho mỗi kWh ở mức 2 là \(x + 56\) (đồng)

Do đó, số tiền nhà bạn Minh phải trả cho mức 2 là \(\left( {x + 56} \right).50\) (đồng).

Vì số tiền phải trả cho mỗi kWh ở mức 3 cao hơn 280 đồng so với mức 2 nên số tiền phải trả cho mỗi kWh ở mức 3 là \(x + 56 + 280\) (đồng)

Do đó, số tiền nhà bạn Minh phải trả cho mức 3 là \(\left( {x + 56 + 280} \right).85\) (đồng).

Tổng số tiền điện mà nhà bạn Minh phải trả theo số điện là:

\(50x + 50.\left( {x + 56} \right) + 85.\left( {x + 56 + 280} \right) = 50x + 50x + 2800 + 85x + 4760 + 23800\)

\( = 185x + 31360\) (đồng)

Vì số tiền thực tế nhà bạn Minh phải trả có thêm \(10\% \) thuế giá trị gia tăng nên số tiền thức tế nhà bạn Minh phải trả là:

\(\left( {185x + 31360} \right).110\%  = \left( {185x + 31360} \right).1,1 = 203,5x + 34496\) (đồng)

Vì nhà bạn Minh đã trả 375 969 đồng nên ta có phương trình

\(203,5x + 34496 = 375969\)

\(203,5x = 375969 - 34496\)

\(203,5x = 341472\)

\(x = 341472:203,5\)

\(x = 1678\) (thỏa mãn điều kiện)

Số tiền phải trả cho 1 kWh ở mức 1 là 1 678 đồng.

Do đó, số tiền phải trả cho 1 kWh ở mức 3 là: \(1678 + 56 + 280 = 2014\) (đồng)

Vậy mỗi kWh ở mức 3 phải trả 2014 đồng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)