Bài 2. Đặc điểm cơ bản của sản xuất lâm nghiệp

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 9)

Hướng dẫn giải

a. Phát triển rừng (Trồng rừng)

b. Sử dụng rừng

c. Chế biến và thương mại lâm sản

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 9)

Hướng dẫn giải

Một số hoạt động cơ bản của lâm nghiệp:

-  Quản lí rừng

- Phát triển rừng

- Sử dụng rừng

- Chế biến lâm sản

- Thương mại lâm sản

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1.1 (SGK Cánh Diều - Trang 9)

Hướng dẫn giải

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối quản lí nhà nước về rừng.

- Chủ quản lí gồm: ban quản lí rừng đặc dụng; ban quản lí rừng phòng hộ; tổ chức kinh tế; lực lượng vũ trang; tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục; hộ gia đình, cá nhân trong nước; cộng đồng dân cư; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1.2 (SGK Cánh Diều - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Các hoạt động chính trong công tác bảo vệ rừng:

– Chống những tác động tiêu cực của con người đến tài nguyên rừng (chặt phá rừng trái phép, đốt rừng làm nương rẫy,...).

- Phòng chống sâu hại rừng (sâu róm thông, sâu ăn lá bồ đề,...).

Phòng chống bệnh hại rừng (bệnh phấn trắng, bệnh chổi xể, bệnh gỉ sắt,...).

Phòng cháy, chữa cháy rừng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, bảo vệ tốt những diện tích rừng hiện có.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 1.2 (SGK Cánh Diều - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Tác động tiêu cực của con người đến rừng:

- Chặt phá rừng bừa bãi để lấy gỗ, mở rộng diện tích đất nông nghiệp, khai thác khoáng sản,...

- Hoạt động đốt nương rẫy, du canh du cư.

- Khai thác gỗ không bền vững, không tái canh.

- Xả thải rác thải sinh hoạt, công nghiệp vào rừng.

- Sử dụng hóa chất độc hại trong khai thác lâm nghiệp.

- Săn bắt trái phép, sử dụng các phương pháp tiêu diệt tập thể.

- Buôn bán động vật hoang dã trái phép.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Vận dụng mục 1.2 (SGK Cánh Diều - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Hoạt động bảo vệ rừng đang được áp dụng tại Hòa Bình:

- Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ.

- Phát động phong trào "Toàn dân bảo vệ rừng".

- Tổ chức các đội bảo vệ rừng, kiểm lâm thường xuyên tuần tra, canh gác.

- Tuyên truyền, giáo dục về tầm quan trọng của rừng.

- Tổ chức các hội thi, hội thảo về bảo vệ rừng.

- Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, nhân viên kiểm lâm.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1.3 (SGK Cánh Diều - Trang 10)

Hướng dẫn giải

1. Ý nghĩa của hoạt động phát triển rừng: 

Phát triển rừng nhằm tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng.

2. Hoạt động phát triển rừng đang được áp dụng ở Việt Nam:

- Trồng mới rừng; 

- Trồng lại rừng sau khai thác, bị thiệt hại do thiên tai hoặc do các nguyên nhân khác; 

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng; 

- Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt và áp dụng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích, trữ lượng, chất lượng rừng.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 1.3 (SGK Cánh Diều - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Nhận xét về hoạt động phát triển rừng ở Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2022:

- Nhìn chung, tổng diện tích rừng ở Việt Nam trên đà tăng cao và phát triển (từ  9 175.6 nghìn ha của năm 1990 tăng lên 14 790,1 nghìn ha của 2022)

- Rừng tự nhiên có xu hướng tăng từ năm 1990 đến năm 2010. Từ năm 2010 đến 2022, diện tích rừng tự nhiên phát triển không đều có sự xen kẽ tăng và giảm.

- Diện tích rừng trồng từ năm 1990 đến 2022 có sự tăng qua các năm nhưng không mạnh mẽ.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1.4 (SGK Cánh Diều - Trang 11)

Hướng dẫn giải

Rừng được sử dụng cho những mục đích sau:

- Bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gene sinh vật rừng, di tích lịch sử – văn hoá, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục.

- Bảo vệ nguồn nước; bảo vệ đất; chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống; chống sa mạc hóa; hạn chế thiên tai; điều hoà khí hậu; góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng và an ninh.

- Cung cấp lâm sản (gỗ và lâm sản ngoài gỗ).

- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng).

- Cung cấp dịch vụ môi trường rừng.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1.5 (SGK Cánh Diều - Trang 11)

Hướng dẫn giải

Chế biến lâm sản là khâu quan trọng trong chu trình sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp vì:

- Chế biến lâm sản giúp nâng cao giá trị của gỗ và các sản phẩm từ gỗ.

- Tạo ra các sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Chế biến lâm sản giúp tận dụng tối đa nguyên liệu, giảm thiểu lãng phí.

- Chế biến lâm sản giúp sử dụng nguyên liệu hiệu quả, giảm thiểu khai thác rừng.

- Ngành chế biến lâm sản tạo ra nhiều việc làm cho người lao động; Góp phần phát triển kinh tế địa phương.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)