Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 109)

Hướng dẫn giải

- Trụ sở thôn: quản lý dân cư của một thôn trong địa bàn tỉnh

- Ủy ban nhân dân xã: quản lý dân cư của các thôn trên địa bàn xã của tỉnh

- Ủy ban nhân dân huyện: quản lý các thôn và xã trên địa bàn huyện

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 109)

Hướng dẫn giải

Còn có các cơ quan xét xử:

- Tòa án nhân dân gồm: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự; Các tòa án do luật định.

- Các cơ quan kiểm sát:Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân địa phương; Viện kiểm sát quân sự.

- Chính quyền địa phương: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.

- Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2.a (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 110)

Hướng dẫn giải

1. Quốc hội và Hội đồng nhân dân được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước vì quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước.

2.  Hiến pháp quy định chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là:

- Chức năng: để thực hiện giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước, Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân được quy định tại Điều 113 của Hiến pháp năm 2013. Theo đó, Hội đồng nhân dân vạch định các vấn đề của địa phương do luật định như: các biện pháp khác để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật, quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vị vi phạm pháp luật khác; phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vị được phân quyền,...; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2.b (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 111)

Hướng dẫn giải

1. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

2.

- Chính phủ có các nhiệm vụ, quyền hạn như: tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; thống nhất quản lí về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân; bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; thống nhất quản li nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lí về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước...

- Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2.c (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 112)

Hướng dẫn giải

- Chức năng, nhiêm vụ của Toà án nhân dân được quy định tại Điều 102 của Hiến pháp. Theo đó:

+ Toà án nhân dân giữ vai trò là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp.

+ Thông qua các hoạt động của mình. Toà án, nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và nhà nước.

- Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại Điều 107 của Hiến pháp. Theo đó: Viện kiểm sát nhân dân đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền con người và bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, nhà nước và xã hội.

- Ví dụ:

+ Tòa án nhân dân thực hiện xét xử các vụ án

+ Viện kiểm sát khám nghiệm hiện trường để thu thập chứng cứ trong vụ án.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2.d (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 113)

Hướng dẫn giải

1. Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

2.  Việc chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội thể hiện sự minh bạch, rõ ràng và đó là trách nhiệm của chủ tịch nước đối với nước Cộng hòa xã hội Việt Nam.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2.e (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 113)

Hướng dẫn giải

1. Hiến pháp phải có nội dung quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước vì đây là những cơ quan quan trọng, phụ trách các vấn đề liên quan đến: tổ chức bầu cử; kiểm toán việc quản lí và sử dụng tài chính, tài sản công.

2.

- Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng bầu cử quốc gia:

+ Tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội

+ Chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp

- Chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước là: thực hiện kiểm toán việc quản lí, sử dụng tài chính sử dụng tài chính, tài sản công.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 114)

Hướng dẫn giải

a. Đúng

b. Đúng

c. Sai. Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân được quy định tại Điều 114 của Hiến pháp năm 2013. Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở đa phương: tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

d. Đúng

e. Sai. Tuân theo pháp luật và hiến pháp.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 114)

Hướng dẫn giải

a. Đồng tình. Vì bạn biết cách tìm hiểu về bộ máy nhà nước.

b. Không đồng tình. M phải lên tiếng giải thích cho các bạn hiểu rõ hơn.

c. Không đồng tình. Vì V cần tự giác làm bài tập của mình để trau dồi thêm kiến thức đồng thời hiểu rõ hơn về bộ máy nhà nước.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 114)

Hướng dẫn giải

a. Nếu là H, em sẽ trả lời em gái rằng: Vì Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, là người có cương vị cao nhất, có tất cả mọi quyền hạn.

b. Nếu là C, em sẽ giải thích cho V hiểu đây là cuộc họp thảo luận đóng góp ý kiến của thanh niên, nên tất cả mọi người đều có quyền đưa ra ý kiến riêng của mình và dựa trên cơ sở các ý kiến riêng đó đưa ra những quyết định phù hợp và đúng đắn nhất.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)