Bài 18: Hydrogen halide và hydrohalic acid

Mở đầu (SGK Cánh Diều trang 109)

Hướng dẫn giải

- Tính acid phụ thuộc vào khả năng tách H của acid. Phân tử nào càng dễ tách H thì tính acid càng mạnh

- Trong nhóm halogen, từ F đến I có độ âm điện giảm dần

=> Khả năng liên kết H-X giảm dần

=> Khả năng tách H trong HX tăng dần

=> Tính acid tăng dần

=> Dung dịch HF có tính acid yếu nhất

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh Diều trang 109)

Hướng dẫn giải

Trong nhóm halogen, từ F đến I có độ âm điện giảm dần

=> Sự chênh lệch độ âm điện giữa H và X giảm dần

=> Độ phân cực H-X giảm dần từ F đến I

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh Diều trang 109)

Hướng dẫn giải

- Ở điều kiện thường, nhiệt độ là 25oC, tất cả các hydrogen halide đều ở thể khí

=> Khi hạ nhiệt độ xuống thấp dần, hydrogen fluoride sẽ được hóa lỏng đầu tiên

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh Diều trang 111)

Hướng dẫn giải

- Xét phản ứng của NaCl với H2SO4:

NaCl(s) + H2SO4(l) \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) NaHSO4(s) + HCl(g)

=> Ion Cl- không thể hiện tính khử, không có sự thay đổi số oxi hóa

=> Không phải phản ứng oxi hóa – khử

- Xét phản ứng của NaI với H2SO4:

8NaI(s) + 9H2SO4(l) → 8NaHSO4(s) + I2(g) + H2S(g) + 4H2O(g)

=> Ion I- thể hiện tính khử và khử sulfur trong H2SO4 từ số oxi hóa +6 về số oxi hóa -2 trong H2S

- Giải thích: Do ion Cl- có tính khử yếu hơn ion I-

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều trang 111)

Hướng dẫn giải

- Khi potassium bromide phản ứng với sulfuric acid đặc, đun nóng. Ta có phương trình:

2NaBr(s) + 3H2SO4(l) \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2NaHSO4(s) + Br2(g) + SO2(g) + 2H2O(g)

=> Sản phẩm tạo thành không có HBr

=> Không thể điều chế  hydrogen bromide từ phản ứng giữa potassium bromide với sulfuric acid đặc

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Cánh Diều trang 112)

Hướng dẫn giải

a)

- Dung dịch hydrochloric acid được dùng để trung hòa môi trường base: oxide base, base

=> Sử dụng dung dịch hydrochloric acid để tẩy rửa lớp copper(II) oxide tạo thành dung dịch muối và nước

- Phương trình hóa học:

CuO + HCl → CuCl2 + H2O

b) Các dung dịch có sẵn trong gia đình để tẩy rửa copper(II) oxide là: nước chanh, giấm ăn. Vì chúng có tính acid, có thể loại bỏ được lớp copper(II) oxide:

Acid + Oxide base → Muối + Nước

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành (SGK Cánh Diều trang 113)

Hướng dẫn giải

- 4 dung dịch cần nhận biết là: NaCl, NaBr, NaI, HCl

- Hóa chất: Giấy quỳ tím, dung dịch silver nitrate

- Dụng cụ: 4 ống nghiệm

- Tiến hành thí nghiệm và kết quả:

   Bước 1: Lấy ở mỗi bình khoảng 2 mL dung dịch vào 4 ống nghiệm tương ứng

   Bước 2: Sử dụng quỳ tím nhúng vào 4 dung dịch trong 4 ống nghiệm. Ống nghiệm nào làm quỳ tím hóa đỏ => Dung dịch hydrochlodric acid

   Bước 3: Nhỏ khoảng 2 mL dung dịch silver nitrate vào 3 ống nghiệm còn lại và có những hiện tượng sau:

   Ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng AgCl => Ống nghiệm đó chứa NaCl

NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

   Ống nghiệm xuất hiện kết tủa vàng nhạt AgBr => Ống nghiệm đó chứa NaBr

NaBr + AgNO3 → AgBr↓ + NaNO3

   Ống nghiệm xuất hiện kết tủa vàng AgI => Ống nghiệm đó chứa NaI

NaI + AgNO3 → AgI↓ + NaNO3

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều trang 113)

Hướng dẫn giải

- Khi cho từ từ vài giọt dung dịch silver nitrate vào ống nghiệm chứa từng dung dịch potassium fluoride, hydrochloric acid, sodium bromide:

   + Ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng AgCl => Ống nghiệm đó chứa HCl

HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3

   + Ống nghiệm xuất hiện kết tủa vàng nhạt AgBr => Ống nghiệm đó chứa NaBr

NaBr + AgNO3 → AgBr↓ + NaNO3

   + Ống nghiệm không có sự biến đổi do không có phản ứng hóa học xảy ra => Ống nghiệm chứa KF

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1 (SGK Cánh Diều trạng 114)

Hướng dẫn giải

Nhiệt độ sôi của hydrogen bromide cao hơn nhiệt độ sôi của hydrogen chloride được giải thích như sau:

   + Khối lượng phân tử HBr (81) cao hơn khối lượng phân tử HCl (36,5)

   + Br có bán kính nguyên tử lớn, có nhiều electron hơn Cl => Tăng khả năng lưỡng cực HX => Làm tăng tương tác van der Waals giữa các phân tử

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK Cánh Diều trang 114)

Hướng dẫn giải

Khí hydrogen chloride tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch hydrochloric acid

=> Khi bơm nước vào, khí hydrogen chloride bị hòa tan hết

=> Quả bóng bị xẹp vào

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)