Bài 17. Cảm ứng ở động vật

Câu hỏi 17 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 114)

Hướng dẫn giải

Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen, naproxen, diclofenac làm suy yếu và giảm mức độ của các chất trung gian hóa học (prostaglandin) được tạo ra trong quá trình viêm, làm giảm các triệu chứng đau, sưng và đỏ.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 18 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 114)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi tái tạo năng lượng cho các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ. Chu kỳ ngủ - thức của con người được quy định bởi một đồng hồ sinh học trong bộ não, nó luôn cân bằng thời gian ngủ và thức của cơ thể con người.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 19 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 114)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Loại chất

Tên chất

Tác hại

Chất kích thích

Trà đậm, cà phê (Cafein), khí cười - bóng cười (N2O),... 

Gây khó ngủ, kiến cho hệ thần kinh không được phục hồi sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Chất gây nghiện

Ma túy, thuốc lá (Nicotin), cocain,...

Kiến cho người sử dụng không tự chủ được bản thân, gây ảo giác.

Chất làm suy giảm chức năng hệ thần kinh

Bia, rượu (acoho - cồn)…

Làm hệ thần kinh hoạt động kém, phản ứng chậm.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 115)

Hướng dẫn giải

Hệ thần kinh giúp điều hòa, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành một khối thống nhất, đảm bảo cho cơ thể thích nghi với những thay đổi của môi trường sống.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 115)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Piperazin là một chất đồng vận thụ thể GABA (Gamma-aminobutyric acid). Piperazine liên kết trực tiếp và có chọn lọc vào các thụ thể GABA ở màng cơ, gây ra hiện tượng tăng phân cực các đầu dây thần kinh, dẫn đến chứng tê liệt mềm của giun. Trong khi giun bị tê liệt, nó bị bong ra khỏi lòng ruột và được tống xuất ra khỏi cơ thể theo nhu động ruột bình thường.

- Pyrantel có tác dụng phong bế thần kinh - cơ khử cực trên các loại giun nhạy cảm với thuốc thông qua giải phóng acetylcholin và ức chế cholinesterase, kết quả là kích thích receptor nicotinic ở hạch của giun nhạy cảm, làm giun bị liệt cứng. Sau đó, giun sẽ bị tống ra ngoài do nhu động ruột.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)