Bài 16: Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1954 – 1965

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 83)

Hướng dẫn giải

1. - Khắp nơi trên miền Bắc, các phong trào thi đua yêu nước được phát động rộng rãi, sôi nổi và liên tục, hàng triệu thanh niên nam nữ tình nguyện gia nhập lực lượng vũ trang, hàng triệu người đăng ký đi đầu trên các mặt trận sản xuất và chiến đấu

- Cả miền Bắc hành động theo tinh thần “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, ngày đêm dồn sức cho miền Nam đánh Mỹ, quá nửa lực lượng và gần 80% vũ khí, đạn dược, phương tiện kỹ thuật sữ dụng trên chiến trường miền Nam do Đảng, Nhà Nước ta động viên từ hậu phương miền Bắc đưa vào. 

- Dưới sự chỉ đạo của Đảng, miền Bắc vừa ra sức sản xuất chi viện cho miền Nam, vừa chiến đấu ngoan cường chống cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ: “Tính đến tháng 11/ 1968, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 3.243 máy bay địch, tiêu diệt, bắt sống nhiều giặc lái, bắn cháy, bắn chìm nhiều tàu chiến địch, tóm gọn nhiều toán biệt kích, thám báo của chúng”

2. - Khu di tích Ấp Bắc là nơi ghi dấu chiến tích lịch sử oanh liệt. Đây là nơi diễn ra trận đánh lớn nhất miền Nam kể từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ vào ngày 2/1/1963, báo hiệu sự sụp đổ của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" mà Mỹ áp dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam

- Mỗi người nên đến tham quan, học tập tại di tích này vì chiến thắng Ấp Bắc cho thấy đất nước ta là một quốc gia mang nhiều giá trị lịch sử dân tộc hào hùng khi quá khứ đã trải qua không biết bao nhiêu cuộc kháng chiến chống quân xâm lược để có thể bảo vệ nền độc lập như hiện nay.

- Chiến thắng Ấp Bắc là một điển hình, có ý nghĩa lịch sử quan trọng không chỉ đối với nhân dân tỉnh Tiền Giang, mà còn có ý nghĩa đối với toàn miền Nam. Thắng lợi này không những chứng tỏ quân và dân ta ở miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh thắng Mỹ về quân sự trong “Chiến tranh đặc biệt”, mà còn tạo ra nhiều tiếng vang trên thế giới, nâng cao danh thế của phong trào cách mạng miền Nam Việt Nam. Qua đó để lại nhiều giá trị lịch sử, văn hóa cho thế hệ mai sau.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)