Bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 114)

Hướng dẫn giải

- Dân cư của Việt Nam bao gồm những người có quốc tịch Việt Nam, sống trên lãnh thổ của Việt Nam. 

- Lãnh thổ đất liền của Việt Nam kéo dài từ Bắc tới Nam, với địa hình đa dạng bao gồm núi non, đồng bằng và đồi núi. 

- Vùng biển Việt Nam bao gồm 5 bộ phận là: Nội thủy; Lãnh hải; Vùng tiếp giáp lãnh hải; Vùng đặc quyền kinh tế; Thềm lục địa. 5 vùng nêu trên thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1 (SGK Cánh Diều - Trang 114)

Hướng dẫn giải

a) Thành phần dân cư của mỗi quốc gia bao gồm hai bộ phận cơ bản là công dân của quốc gia sở tại và người nước ngoài; ngoài ra, ở các nước còn có người không quốc tịch. 

 b)

- Giống nhau:

+ Công dân nước sở tại và người nước ngoài đều được bảo đảm các quyền cơ bản về dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội theo pháp luật nước sở tại và các điều ước quốc tế mà nước sở tại là thành viên.

+ Đều phải chấp hành pháp luật của quốc gia sở tại và có trách nhiệm đóng thuế, đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

+ Đều có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp.

- Khác nhau:

+ Công dân nước sở tại có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, có nghĩa vụ quân sự, có quyền được cấp hộ chiếu và thẻ căn cước công dân.

+ Người nước ngoài không có các quyền và nghĩa vụ này, nhưng có quyền được bảo hộ ngoại giao của nước mình, có quyền được cấp thị thực, thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú tùy theo mục đích và thời hạn cư trú tại nước sở tại. Người nước ngoài còn có thể được hưởng các chế độ đối xử tối huệ quốc hoặc đặc biệt tùy theo điều kiện và lĩnh vực hoạt động.

c)

- Những người được hưởng chế độ đặc biệt là: viên chức của các Cơ quan đại diện ngoại giao; cơ quan lãnh sự và viên chức của các tổ chức quốc tế ở nước sở tại.

- Chế độ này khác với chế độ đối xử quốc gia và chế độ đối xử tối huệ quốc ở chỗ, người nước ngoài được hưởng các quyền ưu đãi đặc biệt mà chính công dân nước ở tại cũng không được hưởng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2 (SGK Cánh Diều - Trang 117)

Hướng dẫn giải

a) Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà quốc gia ký kết, tham gia hoặc do pháp luật quốc gia quy định.

+ Biên giới trên bộ là đường biên giới được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống cột mốc quốc gia.

+ Biên giới trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ,

là ranh giới ngoài lãnh hải hoặc ranh giới ngoài của các vùng biển đối diện hay kề cận với quốc gia khác.

+ Biên giới trên không và biên giới lòng đất được pháp luật quốc tế thừa nhận chung dưới dạng tập quán quốc tế trên cơ sở của đường biên giới trên bộ, trên biển.

b)

- Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất, bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất, thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt hoặc tuyệt đối của một quốc gia.

- Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia có chủ quyền trên biển, gồm biên giới trên bộ, biên giới trên biển, biên giới trên không và biên giới lòng đất.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 3.a.1 (SGK Cánh Diều - Trang 119)

Hướng dẫn giải

Nội thủy là vùng nước nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải và giáp bờ biển.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 3.a.2 (SGK Cánh Diều - Trang 120)

Hướng dẫn giải

- Trong nội thuỷ, quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ.

+ Chủ quyền này bao trùm lên cả vùng trời bên trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên dưới vùng nước nội thuỷ.

+ Tàu thuyền nhà nước phi thương mại và tàu quân sự nước ngoài ra vào nội thuỷ phải xin phép quốc gia ven biển.

+ Tàu thuyền thương mại nước ngoài vào các cảng biển quốc tế trên cơ sở nguyên tắc tự do thông thương và có đi có lại.

- Khi hoạt động trong nội thuỷ, tàu thuyền nước ngoài phải tuân theo pháp luật của quốc gia ven biển. Quốc gia ven biển thực hiện quyền tài phán đối với tàu thuyền nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong nội thuỷ của mình (trừ tàu thuyền nhà nước phi thương mại và tàu quân sự nước ngoài).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 3.b.1 (SGK Cánh Diều - Trang 121)

Hướng dẫn giải

- Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền nội thuỷ, có chiều rộng không vượt quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới trong của lãnh hải là đường cơ sở và ranh giới ngoài là đường biên giới của quốc gia trên biển.

- Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của quốc gia ven biển gồm đường cơ sở thông thường và đường cơ sở thẳng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 3.b.2 (SGK Cánh Diều - Trang 121)

Hướng dẫn giải

a)

- Hành vi của tàu X không phù hợp với Công ước về Luật Biển. Theo Điều 19 của Công ước, việc đi qua của một tàu thuyền nước ngoài bị coi như phương hại đến hoà bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển, nếu như ở trong lãnh hải, tàu thuyền này tiến hành một trong bất kì hoạt động nào sau đây, bao gồm “Xếp hoặc dỡ hàng hoá, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hoặc nhập cư của quốc gia ven biển”. Trong trường hợp này, tàu X đã dừng lại và chuyển xăng dầu buôn lậu, vi phạm pháp luật của nước P. Do đó, cảnh sát biển nước P có thẩm quyền tài phán đối với tàu X của nước Ý.

b)

- Quốc gia ven biển có chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải, vùng trời bên trên, cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển. Tàu thuyền nước ngoài được quyền qua lại vô hại (không phải xin phép) trong lãnh hải, nhưng phải tôn trọng hoà bình, độc lập, chủ quyền và pháp luật của quốc gia ven biển.

- Trong lãnh hải, quốc gia ven biển thực hiện quyền tài phán đối với tàu thuyền thương mại nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật quốc gia minh, phù hợp với Luật Biển quốc tế.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 4.b.1 (SGK Cánh Diều - Trang 123)

Hướng dẫn giải

Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải, có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở của quốc gia ven biển.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 4.b.2 (SGK Cánh Diều - Trang 124)

Hướng dẫn giải

a) Hành vi đánh bắt cá của tàu thuyền nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam không phù hợp với Luật Biển quốc tế. Theo Điều 56 của Công ước, quốc gia ven biển có các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Do đó, tàu thuyền nước ngoài không được phép đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà không có sự cho phép của Việt Nam.

b) Các lực lượng có thẩm quyền của Việt Nam có quyền xử phạt tàu thuyền nước ngoài đánh bắt cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Điều này dựa trên quyền tài phán của quốc gia ven biển theo Điều 56 của Công ước.

c) Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển:

+ Thực hiện quyền chủ quyền về thăm dò, khai thác, quản lí và bảo tồn các tài nguyên của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lỏng đất dưới đáy biển, về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế.

+ Thực hiện quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.

- Trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, tất cả các quốc gia khác đều được hưởng ba quyền tự do cơ bản là tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, nhưng phải tôn trọng pháp luật của quốc gia ven biển, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích trên biển của quốc gia.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 4.c.1 (SGK Cánh Diều - Trang 125)

Hướng dẫn giải

Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó đến một giới hạn theo quy định của Công ước Luật Biển 1982.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)