Bài 15. Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1951 – 1954

Vận dụng 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 78)

Hướng dẫn giải

Giới thiệu về Chiến dịch Điện Biên Phủ:

- Điện Biên Phủ là nơi tập trung hàng chục tiểu đoàn bộ binh, pháo binh, xe tăng, với lực lượng lúc đông nhất là hơn 16 200 quân, được bố trí thành 49 cứ điểm, chia thành ba phân khu, được đánh giá là “pháo đài bất khả xâm phạm”.

- Đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, cử Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Bí thư Đảng uỷ kiêm Tư lệnh Mặt trận và thông qua phương án tác chiến là “đánh nhanh, thắng nhanh”

- Tuy nhiên, sau khi đánh giá tình hình lực lượng giữa hai bên, phương án tác chiến đã được chuyển sang “đánh chắc, tiến chắc”. Công tác chuẩn bị cho chiến dịch được xúc tiến khẩn trương với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

- Chiến dịch chia ra làm 3 đợt tấn công:

+ Đợt 1: Tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc

+ Đợt 2: Tiến công các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm, tiến công và kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế việc tiếp viện của quân Pháp
+ Đợt 3: Tiến đánh các cứ điểm của phân khu Trung tâm và phân khu Nam

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 78)

Hướng dẫn giải

Một số tác phẩm văn học, nghệ thuật tiêu biểu được sáng tác trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954): Đồng chí (Chính Hữu); Tây Tiến (Quang Dũng); Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ); Thăm lúa (Trần Hữu Thung); Hoan hô chiến sĩ Điện Biên (Tố Hữu)…

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)