Bài 14. Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 – 1950

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 72)

Hướng dẫn giải

Lĩnh vực

Thắng lợi/ thành tựu tiêu biểu

Chính trị, ngoại giao

- Chính quyền dân chủ nhân dân từ trung ương đến cơ sở được kiện toàn và củng cố 

- Làm thất bại chính sách “dùng người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp

- Các nước xã hội chủ nghĩa đã lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Kinh tế

- Nền kinh tế kháng chiến được xây dựng để đảm bảo khả năng tự cấp, tự túc

- Các hoạt động tăng gia sản xuất, trước hết là sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh.

- Về công nghiệp, một số xí nghiệp quốc phòng và dân dụng có quy mô thích hợp đã lần lượt được xây dựng ở các vùng tự do, căn cứ kháng chiến. Các ngành khai khoáng, cơ khí, hoá chất, diêm, giấy,... từng bước đi vào hoạt động

Văn hoá

- Văn hoá, giáo dục được chú trọng nhằm bồi dưỡng sức mạnh tinh thần và trí tuệ của nhân dân để vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.

- Phong trào Bình dân học vụ được tiếp tục đẩy mạnh. Đến tháng 6 – 1950, khoảng 10 triệu người đã được xoá nạn mù chữ

- Cuộc Cải cách giáo dục phổ thông lần thứ nhất được triển khai với mục tiêu đưa giáo dục phục vụ tích cực kháng chiến, xây dựng nền giáo dục dân tộc, dân chủ

Quân sự

- Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (1946 – 1947)

- Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 (từ tháng 10 đến tháng 12 – 1947)

- Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 (từ tháng 9 đến tháng 10 – 1950)

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 72)

Hướng dẫn giải

Theo em, nội dung về “toàn dân” trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược có thể vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay bởi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nên phải dựa chắc vào dân, nhân dân là gốc, là cội nguồn của sức mạnh.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)