Em hãy chỉ ra một số hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ mà em biết.
Em hãy chỉ ra một số hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ mà em biết.
Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.
- Chức năng của Quốc hội trong các thông tin trên được thể hiện qua những hoạt động gì?
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm các chức năng nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Chức năng của Quốc hội trong các thông tin trên được thể hiện qua những hoạt động:
+ Thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Thông qua các văn bản luật.
+ Phê duyệt, thông qua, giám sát các Nghị quyết: Nghị quyết số 52/2017/QH14, nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, nghị quyết về Chương trình giám sát và thành lập 02 Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2022.
- Chức năng của Quốc hội:
+ Chức năng lập hiến, lập pháp: là cơ quan thông qua, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, các luật.
+ Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại; nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của đất nước; xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước và các vấn đề quan trọng khác.
+ Chức năng giám sát tối cao: Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; giám sát hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội,…
(Trả lời bởi datcoder)
Em hãy đọc các thông tin sau và thực hiện yêu cầu.
- Chia sẻ hiểu biết của em về cơ cấu tổ chức của Quốc hội.
- Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của Quốc hội.
- Hãy cho biết Quốc hội hoạt động như thế nào.
- Nêu cách hiểu của em về chế độ làm việc theo hội nghị và quyết định theo đa số của Quốc hội.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải*Thông tin 1:
- Cơ cấu tổ chức của Quộc hội:
+ Căn cứ theo quy định của pháp luật thì Quốc hội có cơ cấu tổ chức bao gồm: Ủy ban thường vụ Quốc hội; Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội.
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm: Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch. Thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và không đồng thời là thành viên Chính phủ. Số Phố chủ tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định.
+ Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội: Cơ cấu tổ chức của Hội đồng dân tộc bao gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác. Ủy ban của Quốc hội gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác. Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội do Quốc hội bầu. Các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Hội đồng dân tộc; các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Ủy ban do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quốc hội:
*Thông tin 2:
- Hoạt động của Quốc hội: Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Quốc hội họp công khai, thường lệ mỗi năm 2 kì hoặc có thể họp kín trong những trường hợp cần thiết. Quốc hội thảo luận và quyết định theo đa số các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình và quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng biểu quyết. Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết tán thành hoặc không tán thành, hoặc không biểu quyết.
- Chế độ làm việc theo hội nghị tức là Quốc hội sẽ thực hiện các nhiệm vụ của mình thông qua việc mở các hội nghị. Các hội nghị đó sẽ được mở công khai hoặc có thể họp kín trong các trường hợp cần thiết.
Quốc hội quyết định theo đa số tức là Quốc hội tiến hành thảo luận và quyết định theo đa số các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Quốc hội quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng biểu quyết. Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết tán thành hoặc không tán thành, hoặc không biểu quyết.
(Trả lời bởi datcoder)
Em hãy đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.
Em hãy cho biết thông tin trên đề cập đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gì của Chủ tịch nước?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Chức năng: Đứng đầu, thay mặt Nhà nước về các mặt đối nội, đối ngoại.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước:
+ Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
+ Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
+ Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước;
+ Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tích hoặc tước quốc tịch;
+ Quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;
+ Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh;
+ Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế…
+ Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ;
+ Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
(Trả lời bởi datcoder)
Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.
- Trình bày cơ cấu tổ chức của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nêu các hình thức hoạt động của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Cơ cấu tổ chức:
+ Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
+ Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
+ Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước.
+ Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước. Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.
- Hình thức hoạt động:
+ Họp thường kỳ mỗi tháng một phiên hoặc họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất theo quyết định của Chủ tịch nước, theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Quốc hội.
+ Trong trường hợp không họp, Chủ tịch nước phủ quyết định gửi lấy ý kiến các thành viên trong văn phòng Chủ tịch nước bằng văn bản.
(Trả lời bởi datcoder)
Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.
- Trình bày chức năng chính của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Cho biết, chức năng hành pháp của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào.
- Giải thích tại sao Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Chức năng:
+ Chính phủ quản lí mọi mặt hoạt động của Nhà nước và đời sống xã hội trên phạm vi toàn quốc.
+ Chính phủ có các chức năng thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước.
+ Bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở.
+ Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
+ Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
- Chức năng hành pháp của Chính phủ:
+ Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô, đề xuất định hướng phát triển kinh tế - xã hội trình Quốc hội, trình dự thảo luật trước Quốc hội.
+ Ban hành chính sách, kế hoạch cụ thể theo thẩm quyền của Chính phủ; ban hành các văn bản dưới luật để thực thi các chủ trương, chính sách, văn hóa do Quốc hội ban hành;
+ Tổ chức thực hiện pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện kế hoạch, chính sách bởi các cơ quan hành chính nhà nước nhằm thống nhất quản lí các lĩnh vực của đời sống xã hội;
+ Thiết lập trật tự hành chính, thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia trên cơ sở các quy định của pháp luật.
- Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì Chính phủ nắm quyền thống nhất quản lý điều hành các mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, trước hết là quyết định những vấn đề về chủ trương, cơ chế, chính sách, thể chế quản lý hành chính nhà nước. Có vị trí cao nhất nước về mặt quản lý hành chính, nên chức năng hành chính của Chính phủ phải bao quát toàn bộ các công việc quản lý hành chính nhà nước của đất nước, của cả bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị. Các quyết định của Chính phủ phải được tất cả các cơ quan, tổ chức trong xã hội, trong hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước tôn trọng và chấp hành nghiêm túc.
(Trả lời bởi datcoder)
Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.
- Cơ cấu tổ chức của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm các cơ quan nào?
- Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào? Em hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện cơ cấu tổ chức của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Cơ cấu tổ chức của Chính phủ:
+ 18 Bộ: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Bộ hể thao và Du lịch; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế.
+ 4 cơ quan ngang Bộ: Ủy ban Dân tộc; Ngân hàng Nhà nước; Thanh tra Chính phủ; Văn phòng Chính Phủ.
- Cơ cấu tổ chức:
+ Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
+ Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ.
+ Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chính phủ
(Trả lời bởi datcoder)
Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.
- Cho biết, hoạt động của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện thông qua những hình thức nào.
- Trình bày hoạt động của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Hình thức hoạt động của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Thông qua phiên họp của thành viên Chính phủ.
+ Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ.
+ Thông qua hoạt động của Bộ trưởng và Thủ tướng cơ quan ngang Bộ.
- Hoạt động của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Thông qua phiên họp của thành viên Chính phủ: Tại phiên họp, Chính phủ thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn như: chương trình hoạt động hàng năm của Chính phủ, các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trình Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội ngắn hạn và dài hạn, các công trình quan trọng, dự toán ngân sách nhà nước; các chính sách cụ thể phát triển kinh tế – xã hội, tài chính, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Nội dung phiên họp Chính phủ do Thủ tướng đề nghị và thông báo đến các thành viên Chính phủ. Các quyết định của phiên họp Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành, trong trường hợp biểu quyết ngang nhau, thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng đã biểu quyết.
+ Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, văn bản của Chính phủ, ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật và kiểm tra việc thực hiện văn bản đó.
+ Thông qua hoạt động của Bộ trưởng và Thủ tướng cơ quan ngang Bộ: Bộ trưởng và Thủ tướng cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
(Trả lời bởi datcoder)
Em hãy thảo luận cùng bạn và cho biết ý kiến về các phát biểu sau:
a. Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
b. Chức năng lập pháp của Quốc hội là hoạt động ban hành luật và tổ chức thi hành pháp luật.
c. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan lãnh đạo của Quốc hội.
d. Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền ban hành Hiến pháp.
đ. Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ.
e. Chính phủ thực hiện chức năng quản lí nhà nước về các ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi cả nước.
g. Chính phủ thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia – Em đồng ý với ý kiến trên vì Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Tại các kì họp, Quốc hội thảo luận và quyết định theo đa số các vấn đề thuộc chức năng của Quốc hội.
b – Em đồng ý với ý kiến trên vì Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Chức năng lập pháp của Quốc hội thể hiện ở việc ban hành luật, sửa đổi luật và tổ chức thi hành luật.
c – Em không đồng ý với ý kiến trên vì Ủy ban Thường vụ Quốc hội không phải là cơ quan lãnh đạo Quốc hội.
d – Em không đồng ý với ý kiến trên vì Quốc hội mới có quyền ban hành Hiến pháp chứ không phải Chủ tịch nước.
đ – Em đồng ý với ý kiến trên vì đây là một trong những quyền hạn của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
e – Em đồng ý với ý kiến trên vì Chính phủ nắm quyền thống nhất quản lý điều hành các mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, trước hết là quyết định những vấn đề về chủ trương, cơ chế, chính sách, thể chế quản lý hành chính nhà nước.
g – Em đồng ý với ý kiến trên vì Chính phủ nắm quyền thống nhất quản lý điều hành các mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, trước hết là quyết định những vấn đề về chủ trương, cơ chế, chính sách, thể chế quản lý hành chính nhà nước. Có vị trí cao nhất nước về mặt quản lý hành chính, nên chức năng hành chính của Chính phủ phải bao quát toàn bộ các công việc quản lý hành chính nhà nước của đất nước, của cả bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị. Các quyết định của Chính phủ phải được tất cả các cơ quan, tổ chức trong xã hội, trong hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước tôn trọng và chấp hành nghiêm túc.
(Trả lời bởi datcoder)
Em hãy đọc các trường hợp sau và nhận xét về ý kiến của nhân vật.
Trường hợp 1.
Trong giờ học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật của lớp 10A, N và D trao đổi với nhau về chức năng của Quốc hội. N cho rằng Quốc hội được thành lập chủ yếu nhằm thực hiện chức năng ban hành Hiến pháp và luật. Nhưng D không đồng ý vì theo D, Quốc hội còn nhiều chức năng khác cũng không kém phần quan trọng.
Trường hợp 2.
Ngày 03 - 09 - 2020, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Quyết định số 1368/QĐ-TTg về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Sản xuất, cấp và quản lí Căn cước công dân có gắn chíp điện tử. Sự kiện này nhận được nhiều quan tâm từ người dân. Đa số mọi người đều thực hiện đối từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân có gắn chip. Trong cuộc trao đổi với bạn, anh T cho rằng việc triển khai Căn cước công dân có gắn chíp là xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân, Chính phủ dùng để theo dõi hoạt động của công dân. Do đó, anh T sẽ không thực hiện.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải*Trường hợp 1: Ý kiến của N khi cho rằng Quốc hội được thành lập chủ yếu nhằm thực hiện chức năng ban hành Hiến pháp và luật đúng nhưng chưa đủ. Ý kiến của D rất đúng khi cho rằng Quốc hội còn nhiều chức năng quan trọng khác như: Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại; nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của đất nước; xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước và các vấn đề quan trọng khác; chức năng giám sát tối cao: Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; giám sát hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội,…
*Trường hợp 2: Ý kiến của anh T sai khi cho rằng việc triển khai Căn cước công dân có gắn chíp là xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân, Chính phủ dùng để theo dõi hoạt động của công dân. Tất cả các quyết định của Chính phủ trước khi ban hành đều đã được số đông tán thành, việc phê duyệt cấp và quản lí Căn cước công dân có gắn chíp điện tử là một trong những biện pháp giúp Chính phủ quản lí và thiết lập lại trật tự hành chính.
(Trả lời bởi datcoder)