Bài 14: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

- Trình bày chức năng chính của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Cho biết, chức năng hành pháp của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào.

- Giải thích tại sao Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

datcoder
12 tháng 7 lúc 11:41

- Chức năng:

+ Chính phủ quản lí mọi mặt hoạt động của Nhà nước và đời sống xã hội trên phạm vi toàn quốc.

+ Chính phủ có các chức năng thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước.

+ Bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở.

+ Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật.

+ Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.

- Chức năng hành pháp của Chính phủ:

+ Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô, đề xuất định hướng phát triển kinh tế - xã hội trình Quốc hội, trình dự thảo luật trước Quốc hội.

+ Ban hành chính sách, kế hoạch cụ thể theo thẩm quyền của Chính phủ; ban hành các văn bản dưới luật để thực thi các chủ trương, chính sách, văn hóa do Quốc hội ban hành;

+ Tổ chức thực hiện pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện kế hoạch, chính sách bởi các cơ quan hành chính nhà nước nhằm thống nhất quản lí các lĩnh vực của đời sống xã hội;

+ Thiết lập trật tự hành chính, thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia trên cơ sở các quy định của pháp luật.

- Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì Chính phủ nắm quyền thống nhất quản lý điều hành các mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, trước hết là quyết định những vấn đề về chủ trương, cơ chế, chính sách, thể chế quản lý hành chính nhà nước. Có vị trí cao nhất nước về mặt quản lý hành chính, nên chức năng hành chính của Chính phủ phải bao quát toàn bộ các công việc quản lý hành chính nhà nước của đất nước, của cả bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị. Các quyết định của Chính phủ phải được tất cả các cơ quan, tổ chức trong xã hội, trong hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước tôn trọng và chấp hành nghiêm túc.