Bài 13. Tính chất ba đường cao của tam giác

Khởi động (SGK Cánh Diều trang 116)

Hướng dẫn giải

Ba đường thẳng AM, BN, CP lần lượt vuông góc với ba cạnh BC, AC, AB của tam giác và chúng giao nhau tại một điểm.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Cánh Diều trang 116,117)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều trang 116,117)

Hướng dẫn giải

Đường cao đi qua B là AB.

Đường cao đi qua C là AC.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Cánh Diều trang 117,118)

Hướng dẫn giải

Ba đường cao AM, BN, CP có cùng đi qua một điểm là điểm H.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh Diều trang 117,118)

Hướng dẫn giải

Tam giác ABC đều nên AB = AC = BC.

G là trọng tâm tam giác ABC nên AD, BE, CF là các đường trung tuyến trong tam giác.

Suy ra: AF = BF = AE = CE = BD = CD.

Xét tam giác ADB và tam giác ADC có:

     AB = AC (tam giác ABC đều);

     AD chung

     BD = CD (là trung điểm của đoạn thẳng BC).

Vậy \(\Delta ADB = \Delta ADC\)(c.c.c) nên \(\widehat {ADB} = \widehat {ADC}\) ( 2 góc tương ứng).

Mà ba điểm B, D, C thẳng hàng nên \(\widehat {ADB} = \widehat {ADC} = 90^\circ \)hay \(AD \bot BC\). (1)

Tương tự ta có:

\(\widehat {AEB} = \widehat {CEB} = 90^\circ \) hay\(BE \bot AC\). (2)

\(\widehat {AFC} = \widehat {BFC} = 90^\circ \) hay\(CF \bot AB\). (3)

Từ (1), (2), (3) suy ra G là giao điểm của ba đường cao AD, BE, CF.

Vậy G cũng là trực tâm của tam giác ABC.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Cánh Diều trang 117,118)

Hướng dẫn giải

Giả sử tam giác ABC có H vừa là trực tâm, vừa là trọng tâm tam giác ABC. Ta phải chứng minh tam giác ABC đều.

Vì H là trọng tâm tam giác ABC nên AD, BE, CF vừa là các đường cao, vừa là các đường trung tuyến trong tam giác.

Suy ra: AF = BF = AE = CE = BD = CD;

\(AD \bot BC; BE \bot AC; CF \bot AB\)

Xét tam giác ADB và tam giác ADC có:

     AD chung

    \(\widehat{ADB}=\widehat{ADC} (=90^0)\)

     BD = CD (là trung điểm của đoạn thẳng BC).

Vậy \(\Delta ADB = \Delta ADC\)(c.g.c) nên AB = AC ( 2 cạnh tương ứng).

Tương tự, ta cũng được, AC = BC

Xét tam giác ABC có AB = AC = BC nên là tam giác đều.

Vậy tam giác ABC có trực tâm H cũng là trọng tâm của tam giác thì tam giác ABC đều.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Bài 1 (SGK Cánh Diều trang 118)

Hướng dẫn giải

Tam giác ABC có H là trực tâm nên:

a) \(AH \bot BC\);

b) \(BH \bot AC\);

c) \(CH \bot AC\). 

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK Cánh Diều trang 118)

Hướng dẫn giải

a)

Nhận xét: H là một điểm nằm trong tam giác ABC.

b)

Nhận xét: H trùng với đỉnh A của tam giác ABC.

c)

Nhận xét: H nằm ngoài tam giác ABC.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK Cánh Diều trang 118)

Hướng dẫn giải

Xét tam giác ABC có: D nằm trong tam giác và \(DA \bot BC;DB \bot CA\).

Suy ra: D là giao điểm của hai đường cao của tam giác ABC hay D là trực tâm của tam giác ABC.

Vậy \(DC \bot AB\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK Cánh Diều trang 118)

Hướng dẫn giải

Xét tam giác AFC có: \(\widehat {HCA} = 25^\circ \); \(\widehat {AFC} = 90^\circ \) (vì CF vuông góc với AB).

Nên: \(\widehat {FAC} = \widehat {BAC} = 90^\circ  - 25^\circ  = 65^\circ \).

Xét tam giác AEB có: \(\widehat {BAC} = 65^\circ \); \(\widehat {AEB} = 90^\circ \)(vì BE vuông góc với AC).

Nên: \(\widehat {ABE} = \widehat {HBA} = 90^\circ  - 65^\circ  = 25^\circ \).

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)