Bài 13: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm

Hoạt động 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 78,79)

Hướng dẫn giải

Tổng điểm cả lớp A là 148

Tổng điểm cả lớp B là 157

Trung bình cộng lớp A:

\(\overline {{X_A}}  = \frac{{148}}{{25}} = 5,92\)

Trung bình cộng lớp B:

\(\overline {{X_B}}  = \frac{{157}}{{25}} = 6,28\)

Vậy trung bình cộng điểm tiếng Anh lớp A là 5,92 và lớp B là 6,28.

Chú ý

Cần cẩn thận khi tính tổng điểm, có thể bị nhầm dẫn đến kết quả sai.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 78,79)

Hướng dẫn giải

Ta thấy điểm trung bình tiếng Anh của lớp B cao hơn nên phương pháp học tập áp dụng với lớp B tốt hơn.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 78,79)

Hướng dẫn giải

Số bạn trong lớp là \(n = 5 + 7 + 10 + 8 + 6 = 36\)

Thời gian chạy trung bình cự li 100 m của các bạn trong lớp là

\(\bar X = \frac{{5.12 + 7.13 + 10.14 + 8.15 + 6.16}}{{36}}\)

Chú ý

Bài toán này cho dưới dạng bảng tần số nên cần tính theo công thức trên.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 78,79)

Hướng dẫn giải

a) Thu nhập trung bình của thành viên trong công ty là

\(\bar X = \frac{{20.1 + 4.5}}{6} = \frac{{40}}{6} \approx 6,67\)

Vậy thu nhập trung bình của các thành viên là 6,67 triệu đồng.

b) Ta thấy rõ ràng thu nhập của giám đốc cao hơn thu nhập trung bình rất nhiều (khoảng 13,3 triệu), còn thu nhập của mỗi nhân viên thì gần với thu nhập trung bình hơn (khoảng 2,67 triệu). Như thế, thu nhập trung bình không phản ánh đúng thu nhập của nhân viên công ty.

Chú ý

Công ty có 6 người thì cần tính thu nhập trung bình của 6 người.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 78,79)

Hướng dẫn giải

Số trung bình: \(\bar X = \frac{{48 + 53 + 51 + 31 + 53 + 112 + 52}}{7}\)\( = \frac{{400}}{7} \approx 57,14\)

Số trung vị:

Ta sắp xếp lại số liệu theo thứ tự không giảm:

                                                               31   48   51   52   53   53   112

Số giá trị là 7, là số lẻ nên giá trị chính giữa của mẫu là trung vị. Mà giá trị chính giữa là 52.

Vậy số trung vị là 52.

Ta thấy trong mẫu số liệu bài cho thì 112 cao hơn hẳn giá trị trung bình nên không thể dùng số trung bình để đại diện cho chiều dài của 7 con cá voi trưởng thành này.

Vậy ta dùng số trung vị để đại diện cho chiều dài của 7 con cá voi trưởng thành này.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 80-82)

Hướng dẫn giải

Sắp xếp điểm theo thứ tự không giảm.

97  92  88  87  81  77  75  75  74  69  69  58

Vì mỗi giải trao cho 3 người nên ta

+ Giải Nhất: những người được 97, 92, 88 (lớn hơn 87)

+ Giải Nhì: những người được 87, 81, 77 ( lớn hơn 75, nhỏ hơn hoặc bằng 87)

+ Giải Ba: những người được 75, 74 (lớn hơn 69, nhỏ hơn hoặc bằng 75)

+ Giải Tư: những người được 69, 58. (nhỏ hơn hoặc bằng 69)

Chú ý

Có thể xếp giải từ giải Tư đến giải Nhất.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 80-82)

Hướng dẫn giải

Ta có n=2+4+6+12+8+3=35, lẻ.

Trung vị là học sinh thứ 18

Ta thấy 2+4+6<18<2+4+6+12

=> \({Q_2} = 3\)

Ta tìm \({Q_1}\) là trung vị của nửa số liệu bên trái \({Q_2}\)(không bao gồm \({Q_2}\))

Nửa số liệu bên trái \({Q_2}\) có 17 học sinh nên trung vị là học sinh thứ 9:

Ta thấy 2+4<9<2+4+6

=>\({Q_1} = 2\)

Ta tìm \({Q_3}\) là trung vị của nửa số liệu bên phải \({Q_2}\)(không bao gồm \({Q_2}\))

Nửa số liệu bên phải \({Q_2}\) có 17 học sinh nên trung vị là học sinh thứ 9 trong 17 học sinh và là học sinh thứ 9+18=27 trong 35 học sinh.

Ta thấy 2+4+6+12<27<2+4+6+12+8

=>\({Q_3} = 4\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 81,82)

Hướng dẫn giải

a)

Bảng tần số:

Cỡ giày

38

39

40

41

Số giày

3

9

2

1

Cỡ giày trung bình:

\(\bar X = \frac{{38.3 + 39.9 + 40.2 + 41}}{{3 + 9 + 2 + 1}} = \frac{{586}}{{15}} \approx 39\)

Ý nghĩa: Cỡ giày trung bình này có thể đại diện cho cỡ giày của cửa hàng.

b) Cỡ giày số 39 là cỡ giày nhiều khách nam đi nhất trong tổng số người được chọn nên cửa hàng nên nhập cỡ giày này.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 81,82)

Hướng dẫn giải

Lớp A:

Trung bình cộng lớp A: \(\overline {{X_A}}  = \frac{{148}}{{25}} = 5,92\)

Bảng tần số:

Điểm

2

3

4

5

6

7

8

9

Số HS

2

2

2

5

2

6

3

3

Do n=25 nên trung vị: số thứ 13

 

Do 2+2+2+5+2=13

=> Trung vị là 6.

Mốt là 7 do 7 có tần số là 6 (cao nhất)

Lớp B:

Trung bình cộng lớp B: \(\overline {{X_B}}  = \frac{{157}}{{25}} = 6,28\)

Bảng tần số:

Điểm

3

4

5

6

7

8

9

10

Số HS

2

2

4

5

7

2

2

1

Do n=25 nên trung vị: số thứ 13

Do 2+2+4+5=13

=> Trung vị là 6.

Mốt là 7 do 7 có tần số là 7 (cao nhất)

Trừ số trung bình ra thì trung vị và mốt của cả hai mẫu số liệu đều như nhau

=> Hai phương pháp học tập hiệu quả như nhau.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 5.7 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 82)

Hướng dẫn giải

a) Số điểm mà năm vận động viên bóng rổ ghi được trong một trận đấu:

9   8   15   8   20

Số trung bình: \(\overline X = \dfrac{{9 + 8 + 15 + 8 + 20}}{5} = 12\)

Trung vị:

Sắp xếp theo thứ tự không giảm:

8  8  9  15  20

Ta có n=5 là số lẻ nên trung vị là 9.

Mốt: Ta thấy số 8 là số có tần số cao nhất (xuất hiện 2 lần)

Tứ phân vị:

+ Tìm \({Q_2}\)

Ta có trung vị là 9=> \({Q_2} = 9\).

+ Tìm \({Q_1}\)

Nửa số liệu bên trái là:

8  8

Trung vị của mẫu này là \(\dfrac{{8 + 8}}{2} = 8\)=>\({Q_1} = 8\)

+ Tìm \({Q_3}\)

Nửa số liệu bên phải là:

15  20

Trung vị của mẫu này là \(\dfrac{{15 + 20}}{2} = 17,5\)=>\({Q_3} = 17,5\)

Vậy số trung bình là 12, trung vị là 9 và mốt là 8, \({Q_1} = 8\), \({Q_3} = 17,5\)

b) Giá của một số loại giày (đơn vị nghìn đồng):

350  300  650  300  450  500  300  250

Số trung bình: \(\overline X ) \( = \dfrac{{350 + 300.3 + 650 + 450 + 500 + 250}}{8}\) \( = 387,5\)

Trung vị:

Sắp xếp theo thứ tự không giảm:

250  300  300  300  350  450  500  650

Ta có n=8 là số chẵn nên trung vị là trung bình cộng của hai số chính giữa.

Hai số chính giữa là 300 và 350

=> Trung vị là \(\dfrac{{300 + 350}}{2} = 325\)

Mốt: Ta thấy số 300 là số có tần số cao nhất (xuất hiện 3 lần)

Tứ phân vị:

+ Tìm \({Q_2}\)

Ta có trung vị là 325=> \({Q_2} = 325\).

+ Tìm \({Q_1}\)

Vì n chẵn nên nửa số liệu bên trái là:

250  300  300  300

Trung vị của mẫu này là \(\dfrac{{300 + 300}}{2} = 300\)=>\({Q_1} = 300\)

+ Tìm \({Q_3}\)

Vì n chẵn nên nửa số liệu bên phải là:

350  450  500  650

Trung vị của mẫu này là \(\dfrac{{450 + 500}}{2} = 475\)=>\({Q_3} = 475\)

Vậy số trung bình là 387,5, trung vị là 325 và mốt là 300, \({Q_1} = 300\), \({Q_3} = 475\)

c) Số kênh được chiếu của một số hãng truyền hình cáp:

36  38  33  34  32  30  34  35

Số trung bình: \(\overline X = \dfrac{{36 + 38 + 33 + 34.2 + 32 + 30 + 35}}{8} = 34\)

Trung vị:

Sắp xếp theo thứ tự không giảm:

30  32  33  34  34  35  36  38

Ta có n=8 là số chẵn nên trung vị là trung bình cộng của hai số chính giữa.

Hai số chính giữa là 34 và 34

=> Trung vị là 34

Mốt: Ta thấy số 34 là số có tần số cao nhất (xuất hiện 2 lần)

Tứ phân vị:

+ Tìm \({Q_2}\)

Ta có trung vị là 34=> \({Q_2} = 34\).

+ Tìm \({Q_1}\)

Vì n chẵn nên nửa số liệu bên trái là:

30  32  33  34

Trung vị của mẫu này là \(\dfrac{{32 + 33}}{2} = 32,5\)=>\({Q_1} = 32,5\)

+ Tìm \({Q_3}\)

Vì n chẵn nên nửa số liệu bên phải là:

34  35  36  38

Trung vị của mẫu này là \(\dfrac{{35 + 36}}{2} = 35,5\)=>\({Q_3} = 35,5\)

Vậy số trung bình là 34, trung vị là 34 và mốt là 34, \({Q_1} = 32,5\), \({Q_3} = 35,5\)

Chú ý

Nếu n chẵn thì nửa số liệu bên trái (phải) \({Q_2}\) phải chứa cả \({Q_2}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)