Loại vật liệu nào sau đầy không phải là tơ tự nhiên?
A. Len. B. Tơ cellulose acetate. C. Bông. D. Tơ tằm.
Loại vật liệu nào sau đầy không phải là tơ tự nhiên?
A. Len. B. Tơ cellulose acetate. C. Bông. D. Tơ tằm.
Cần bao nhiêu tấn acrylonytrile để điểu chế 1 tấn tơ nitron? Biết hiệu suất của phản ứng trùng hợp là 65%.
Hãy tìm hiểu quy trình khai thác và chế biến cao su thiên nhiên.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiQuy trình khai thác và chế biến cao su tự nhiên:
- Khai thác mủ: Dùng dao gọt vỏ cây để nhựa cao su chảy ra. Nhựa được thu vào các thùng, bình nhựa.
- Lên men mủ cao su: Nhựa được cho vào bể lên men trong vòng 3-5 ngày để đông đặc.
- Phơi khô mủ cao su: Sau khi lên men xong, nông dân phơi khô mủ cao su ngoài trời trong vòng 1-2 tuần.
- Bán mủ cao su: Sản phẩm được bán cho các đại lý cao su hoặc nhà máy chế biến để tạo thành các sản phẩm từ cao su.
(Trả lời bởi datcoder)
Len thường để sản xuất các loại áo len giữ ấm vào mùa đông. Đặc biệt, một số loại áo làm bằng lông cừu rất ấm và có giá thành cao. Nêu các điểm cần chú ý khi giặt quần áo làm bằng len.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCác điểm cần chú ý khi giặt quần áo làm bằng len:
- Len thường được chế biến từ lông động vật (lông cừu, lông thỏ …), thành phần chính là protein, do đó dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm nên ta không sử dụng bột giặt có pH quá cao. Thay vào đó, chúng ta nên chọn nước giặt nhẹ, không chứa nhiều hàm lượng chất tẩy, thuốc tẩy trắng hoặc nên lựa chọn loại nước giặt dành riêng cho áo len.
- Giặt với nước có nhiệt độ thấp (không quá 30 oC) hoặc chọn nhiệt độ nước theo nhãn mác của áo và chọn vòng quay vắt nhẹ. Đồ len nhanh hỏng, bị giãn, sờn vải không còn đẹp nếu giặt ở chế độ giặt và vắt mạnh..
- Nhiệt độ cao từ chế độ sấy sẽ làm co rút sợi len. Do đó, nên hạn chế sấy đồ len mà hãy để đồ len được khô tự nhiên để giữ kiểu dáng luôn đúng chuẩn. Khi phơi đồ nên tránh chỗ có ánh nắng chiếu trực tiếp làm phai màu.
- Nên hạn chế giặt áo len quá nhiều lần (giặt 2 – 3 lần trên tuần).
(Trả lời bởi datcoder)