Bài 11: Liên kết cộng hoá trị

Luyện tập 3 (SGK Cánh Diều trang 60)

Hướng dẫn giải

- H2S: \(\Delta \chi \)= $\chi (S) - \chi (H)$= 2,58 - 2,20 = 0,38

⟹ Liên kết cộng hóa trị không cực.

- CH4: \(\Delta \chi \)= $\chi (C) - \chi (H)$= 2,55 - 2,20 = 0,35

⟹ Liên kết cộng hóa trị không cực.

- K2O: \(\Delta \chi \)= $\chi (O) - \chi (K)$= 3,44 - 0,82 = 2,62

⟹ Liên kết ion.

- F2O: \(\Delta \chi \)= $\chi (F) - \chi (O)$= 3,98 - 3,44 = 0,54

⟹ Liên kết cộng hóa trị có cực.

- NaBr: \(\Delta \chi \)= $\chi (Br) - \chi (Na)$= 2,96 - 0,93 = 2,03

 ⟹ Liên kết ion.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 4 (SGK Cánh Diều trang 61)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Bước 1: Viết cấu hình electron và ô orbital của lớp electron ngoài cùng cho nguyên tử H, F

Bước 2: Chỉ ra các AO có thể xen phủ tạo liên kết đơn trong các phân tử H2, F2, HF.

- Trong phân tử H2: 2 AO s xen phủ trục tạo liên kết đơn.

- Trong phân tử F2: 2 AO p xen phủ trục tạo liên kết đơn.

- Trong phân tử HF: 1 AO s của H và 1 AO p của F xen phủ trục tạo liên kết đơn

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Luyện tập 5 (SGK Cánh Diều trang 61)

Hướng dẫn giải

Bước 1: Viết cấu hình electron và ô orbital của lớp electron ngoài cùng cho nguyên tử H, F

N (Z = 7): 1s22s22p3

Bước 2: Chỉ ra các AO có thể xen phủ tạo liên kết ba trong phân tử N2.

Trong phân tử N2, liên kết ba được hình thành do:

- 2 AO p xen phủ trục tạo 1 liên kết .

- 4 AO p xen phủ bên tạo 2 liên kết .

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Cánh Diều trang 62)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Học sinh sử dụng đất sét nặn (hoặc hộp xây dựng mô hình) để tạo hình nguyên tử và các đoạn ống hút để biểu diễn liên kết hóa học, xây dựng mô hình các phân tử: CH2 = CH2, CHCl = CHCl.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Luyện tập 6 (SGK Cánh Diều trang 62)

Hướng dẫn giải

Ta có độ bền các liên kết của cùng một cặp nguyên tử lần lượt là: liên kết đơn < liên kết đôi < liên kết ba.

⟹ Năng lượng liên kết liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba của cùng một cặp nguyên tử tăng dần.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1 (SGK Cánh Diều trang 63)

Hướng dẫn giải

(a) Sai, nếu cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử thì đó là liên kết cộng hóa trị có cực.

(b) Đúng.

(c) Sai, cặp electron chung được tạo nên từ 2 electron của 2 nguyên tử.

(d) Đúng, cặp electron chung được tạo nên từ 2 electron hóa trị (electron ngoài cùng là những electron ở các orbital ngoài cùng và có thể tham gia vào các liên kết của nguyên tử).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK Cánh Diều trang 63)

Hướng dẫn giải

(a) Sai, liên kết đôi được tạo nên từ 1 liên kết $\sigma $ và 1 liên kết $\pi $.

(b) Sai, liên kết ba được tạo nên từ 1 liên kết $\sigma $và 2 liên kết $\pi $.

(c) Đúng.

(d) Sai.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK Cánh Diều trang 63)

Hướng dẫn giải

- Phân tử H2O:

⟹ Phân tử H2O có 2 cặp electron hóa trị riêng.

- Phân tử CH4:

⟹ Phân tử CH4 không có cặp electron hóa trị riêng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK Cánh Diều trang 63)

Hướng dẫn giải

a)

- Phân tử H2S:

   + Năng lượng liên kết của S  H là: 368 kJ mol-1.

   + Vì có 2 liên kết S  H

⟹ Tổng năng lượng liên kết trong phân tử H2S là: 368.2 = 736 (kJ mol-1)

- Phân tử H2O:

   + Năng lượng liên kết của O  H là: 464 kJ mol-1.

   + Vì có 2 liên kết O  H

⟹ Tổng năng lượng liên kết trong phân tử H2O là: 464.2 = 928 (kJ mol-1)

b)

- Ta thấy năng lượng liên kết của H2S là 38 kJ mol-1 ; của H2O là 928 kJ mol-1.

⟹ Năng lượng liên kết của H2S < H2O.

⟹ Liên kết của H2O bền hơn H2S.

⟹ Nhiệt độ phân hủy của H2O > H2S.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 5* (SGK Cánh Diều trang 63)

Hướng dẫn giải

- Giá trị năng lượng liên kết của:

   + F – F trong phân tử F2: 159 kJ mol-1

   + N N trong phân tử N2: 418 kJ mol-1

⟹ Năng lượng liên kết của F – F < N N.

⟹ Liên kết của N2 bền hơn F2.

- Vậy phản ứng giữa F2 với H2 thuận lợi hơn (dễ xảy ra hơn) so với phản ứng giữa N2 với H2.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)